Bảo đảm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ”.

Kế hoạch nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên (ĐV) và người lao động (NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bảo đảm tất cả ĐV, NLĐ đều có Tết. Qua đó, truyền tải thông điệp về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; để ĐV, NLĐ thêm vững tin đối với tổ chức Công đoàn.

Chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động

Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhằm mục đích tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho ĐV, NLĐ; bảo đảm tất cả ĐV, NLĐ đều có Tết, đón Tết vui tươi, an toàn. Khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong nhiệm vụ chăm lo ĐV, NLĐ vào dịp Tết; tạo động lực, cổ vũ ĐV, NLĐ làm việc hăng say, năng suất, chất lượng, gắn bó và đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; củng cố niềm tin, gắn bó của ĐV, NLĐ đối với tổ chức Công đoàn và thu hút người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Bảo đảm tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết -0
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao đông Việt Nam Nguyễn Đình Khang tặng quà cho người lao động. Ảnh: Hải Nguyễn

Đồng thời, tăng cường sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, bộ ngành ở Trung ương đối với hoạt động công đoàn, đặc biệt là các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ dịp Tết Nguyên đán; vận động các tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm ủng hộ và dành nguồn lực chăm lo cho ĐV, NLĐ vào dịp Tết.

Các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 hướng tới đối tượng là tất cả ĐV, NLĐ. Trong đó, ưu tiên ĐV, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, bị thiên tai, bão lũ, bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm; ĐV, NLĐ thuộc gia đình chính sách; ĐV, NLĐ nhiều năm chưa có điều kiện về quê đón Tết; ĐV, NLĐ ở lại đơn vị, doanh nghiệp để công tác, sản xuất, kinh doanh vào dịp Tết. 

Tổng Liên đoàn yêu cầu, tổ chức đa dạng, linh hoạt các hình thức chăm lo, tập trung hướng về cơ sở, quan tâm chăm lo ĐV, NLĐ làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; ĐV, NLĐ sinh sống và làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những vùng kinh tế, xã hội khó khăn; tại các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy thoái kinh tế, bị cắt, giảm đơn hàng, thu hẹp quy mô sản xuất, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản… dẫn đến nhiều ĐV, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, mất việc làm. Các hoạt động chăm lo phải bảo đảm thiết thực, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho ĐV, NLĐ và phù hợp với điều kiện tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

Truyền tải thông điệp về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Nhằm chia sẻ những thành tựu với sự đóng góp của ĐV, NLĐ trong thời gian qua cũng như giảm bớt những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Công đoàn tập trung làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm đại diện, chăm lo, bảo vệ ĐV, NLĐ, “chia sẻ”, đồng hành cùng ĐV, NLĐ, doanh nghiệp, Chính phủ sớm phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần đó, các hoạt động chăm lo cho ĐV, NLĐ dịp Tết Nguyên đán 2024 với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ”, phương châm: “Tất cả ĐV, NLĐ đều có Tết”

Thông qua 10 hoạt động chăm lo thiết thực mong muốn truyền tải thông điệp về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; những thành quả toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được trong, sau đại dịch Covid - 19 và trong năm 2023; ĐV, NLĐ thêm vững tin đối với tổ chức Công đoàn.

Điển hình như tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ” tập trung tại cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở. Tùy tình hình thực tế, các cấp công đoàn lựa chọn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, doanh nghiệp có đông ĐV, NLĐ, doanh nghiệp gặp khó khăn để tổ chức chương trình, bảo đảm thuận lợi, thu hút nhiều ĐV, NLĐ tham gia, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Những nơi không tổ chức tập trung, căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động phù hợp cho ĐV, NLĐ đón Tết, bảo đảm mọi ĐV, NLĐ được quan tâm, chăm lo của tổ chức Công đoàn.

Bảo đảm tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết -1
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh và lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quà cho cán bộ, công nhân lao động Công ty CP Môi trường Nam Định. Ảnh: Văn Đạt

Tổ chức hoạt động thăm, tặng quà, chúc Tết ĐV, NLĐ trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2024, gắn với các hoạt động tri ân, gặp gỡ ĐV, NLĐ ngay sau Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Tổ chức, tham gia các đoàn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn, các ban, bộ, ngành Trung ương, các đoàn đại biểu Quốc hội và lãnh đạo địa phương thăm, tặng quà, chúc Tết ĐV, NLĐ. Quan tâm đặc biệt tới ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động, bị thiếu, mất việc làm. Tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” theo hình thức trực tiếp và qua sàn thương mại điện tử.

Bảo đảm tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết -0
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia tặng quà cho đoàn viên tại sự kiện Chợ Tết Công đoàn năm 2023. Ảnh: Lâm Điền

Tổ chức phương tiện đưa, đón miễn phí hoặc hỗ trợ vé tàu, xe, máy bay… cho ĐV, NLĐ về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc, bảo đảm an toàn, thuận lợi, chu đáo. Tổng Liên đoàn phối hợp với các đối tác tổ chức Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024” với việc cung cấp vé máy bay, vé tàu hỏa miễn phí cho ĐV, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết (theo kế hoạch riêng).

Công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động thực hiện việc trả lương, trả thưởng cho ĐV, NLĐ vào dịp Tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của ĐV, NLĐ ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, chủ bỏ trốn hoặc tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản.

Đời sống

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo
Đời sống

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn xác định việc ưu tiên, lồng ghép, triển khai hiệu quả các chương trình, giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, địa phương này đang tập trung rà soát, yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ và hoàn thành mục tiêu giảm từ 2,3 - 2,5% tỷ lệ hộ nghèo đã đề ra trong năm 2024.

Quảng Bình: Mưa lũ khiến 5 người tử vong, 1 người mất tích
Xã hội

Quảng Bình: 5 người chết vì mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 6, mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ngập lụt, chia cắt tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình, khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương.

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Đời sống

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Ngày 30.10, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức họp báo Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hoạt động hướng tới 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 nhằm tôn vinh nhà giáo GDNN, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại số hóa mạnh mẽ.

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Xã hội

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Dự kiến, Chương trình sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Phát huy hiệu quả của chính sách và can thiệp bền vững trong phòng, chống đuối nước trẻ em
Xã hội

Phát huy hiệu quả của chính sách và can thiệp bền vững trong phòng, chống đuối nước trẻ em

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tai nạn thương tích chiếm tới 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu, mỗi năm có 4,4 triệu người chết (chiếm gần 8% tổng số các trường hợp tử vong) và 78 triệu người tàn tật vĩnh viễn do tai nạn thương tích, trong đó tai nạn giao thông đường bộ, đuối nước, ngã, và bạo lực là những nguyên nhân chính. Đặc biệt, với đặc điểm địa lý của Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của trẻ em dưới 19 tuổi.

Vietcombank được tặng bằng khen trong xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên
Xã hội

Vietcombank được tặng bằng khen trong xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Tại hội nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vì có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023.

Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khỏe " trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khỏe " trên mạng xã hội

Hiện nay tình trạng lừa đảo trên các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình có thể kể đến là tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín “tư vấn sức khỏe”, hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kỹ năng phát hiện lừa đảo trực tuyến
Xã hội

Kỹ năng phát hiện lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phát hiện giúp người dùng kịp thời phát hiện các thủ đoạn của đối tượng lừa đảo, bảo vệ người dùng khỏi những mất mát tài chính và các hậu quả tiêu cực khác có thể xảy ra khi rơi vào các chiêu trò lừa đảo trên mạng.

Nhân viên EVNHCMC tuyên truyền về chính sách giá điện cho người dân thuê nhà trọ
Xã hội

Cấp định mức điện và thực hiện bán điện đúng giá cho người thuê nhà

Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, đã cấp định mức điện cho gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà tại 66 nghìn khu nhà trọ trên địa bàn thành phố. Việc áp dụng giá bán điện và cấp định mức điện cho sinh viên, người thuê nhà để ở hiện được thực hiện theo các quy định của Bộ Công Thương.

Cán bộ BHXH TP. Hà Nội tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho người dân. Ảnh: BHXH
Đời sống

Hà Nội hỗ trợ người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHXH, BHYT

Những năm gần đây, TP. Hà Nội đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT. Theo đó, hàng nghìn người dân tại TP. Hà Nội đã được cấp thẻ BHYT miễn phí, được hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện. Kết quả này cho thấy sự quyết tâm của TP. Hà Nội trong việc chăm lo sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là người yếu thế.

Đại diện NHCSXH và Công an giới thiệu, trao đổi về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù
Đời sống

Cơ hội cho người chấp hành xong án phạt tù

Hơn một năm triển khai tín dụng chính sách đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17.8.2023 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã giúp nhiều người lầm lỡ vượt qua chính mình, làm lại cuộc đời và trở thành người có ích cho cộng đồng, xã hội.

Nhờ các chính sách vay vốn, hỗ trợ cây, con giống từ chương trình giảm nghèo, nhiều hộ nghèo tại xã Suối Rao (huyện Châu Đức) đã ổn định cuộc sống.
Đời sống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tối ưu hóa nguồn lực giảm nghèo bền vững

Những năm qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được cả hệ thống chính trị quan tâm và tạo điều kiện. Nhiều giải pháp, chương trình đã được triển khai mang lại hiệu quả tích cực giúp người dân từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống và đóng góp cho nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.