Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Bảo đảm nguồn lực thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội trong ngày 1.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quan tâm bảo đảm các nguồn lực thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tránh vì không đủ nguồn lực mà tạo nên những khập khiễng khi triển khai trong thực tiễn.

Giao địa phương tự quyết mức học phí phù hợp với thực tế

Về công tác giáo dục - đào tạo, theo báo cáo của Chính phủ, trong thời gian qua, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt kết quả rõ nét hơn. Chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên; tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ, nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo còn hạn chế; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, cải cách sách giáo khoa chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực chuyển biến chưa rõ nét; nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế.

Quan tâm đến vấn đề lạm thu trong các trường dọc, gây xôn xao trong dư luận xã hội, ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cho biết, dù là tỉnh còn khó khăn nhưng qua nghiên cứu, khảo sát, để chia sẻ khó khăn của người dân, HĐND tỉnh Quảng Bình đã thông qua nghị quyết miễn, giảm học phí cho năm học 2023-2024 cho học sinh, được dư luận đồng tình. Trước đó, năm 2021, HĐND tỉnh cũng ban hành danh mục các khoản thu dành cho nhà trường với mức thu rõ ràng, phù hợp nên Quảng Bình hạn chế tình trạng “lạm thu”.

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có cơ chế này. Và dù hợp lý, nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời vì không giải quyết được việc tăng nguồn thu cho giáo dục thì sẽ xảy ra tình trạng “thắt chỗ này, phình chỗ kia”, chính sách ưu việt của việc miễn, giảm, kéo dài thời gian tăng học phí sẽ ko bù đắp nổi với những khoản phí “phát sinh” mà phụ huynh phải gánh vác.

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị, Chính phủ sớm nghiên cứu, có lộ trình phù hợp để cân đối giữa mức tăng học phí và các quy định huy động để đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các cơ sở giáo dục và phụ huynh nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục công lập trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Chính phủ chỉ quy định mức trần và giao thẩm quyền cho địa phương tự quyết mức học phí cho phù hợp với mức sống, điều kiện cụ thể của từng địa phương để đảm bảo không bị lạm thu.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng nêu rõ, trong năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Trên cơ sở giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình,sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm bảo đảm các nguồn lực thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tránh chủ trương đổi mới rất tích cực nhưng không khả thi vì không đủ nguồn lực và tạo nên những khập khiễng khi triển khai trong thực tiễn.

Quan tâm giải bài toán thiếu giáo viên và chính sách nhà giáo

Quan tâm giải bài toán thiếu giáo viên và chính sách nhà giáo cũng được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên thảo luận, vì đây là vấn đề then chốt, quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục. Cho rằng, ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả trong nửa nhiệm kỳ dù chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) bày tỏ lo ngại về việc thực hiện một số mục tiêu về chất cũng như về lượng trong lĩnh vực giáo dục mà kế hoạch 5 năm đề ra.

Nhấn mạnh việc đổi mới chương trình học gắn với triển khai dạy tích hợp là xu thế chung của giáo dục phổ thông trên thế giới, nhưng đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho rằng, với chúng ta chỉ là đang bắt đầu, chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ chuyên môn của giáo viên.

Theo đại biểu, giáo viên cần được đào tạo ngay từ trường đại học, trang bị kiến thức theo xu hướng giáo dục mới một cách chính quy để có đủ năng lực, kiến thức nền chuẩn để truyền thụ cho học sinh. Trong khi đó, đa phần giáo viên hiện nay mới được tập huấn, đào tạo trong các lớp ngắn hạn, việc này gây áp lực lớn cho cả giáo viên lẫn học sinh.

Về phân ban chương trình giáo dục bậc phổ thông trung học, ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) và đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đều cho rằng, chưa có sự đồng bộ trong xây dựng giữa các bộ môn khi cho học sinh chọn phân ban, chọn tổ hợp. Việc phân ban, tổ hợp giữa các trường, các địa phương cũng không đồng đều ở các trường, các địa phương. Trong đó, với học sinh là con công nhân, thường xuyên phải chuyển nơi ở, chuyển trường do điều kiện kinh tế, việc làm của cha mẹ không ổn định, việc theo học và theo kịp chương trình học của con em lao động là tương đối khó khăn, nên cần có biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này.

Quốc hội và Cử tri

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.