Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An đề nghị làm rõ vụ cấm bán cát sỏi theo khung giờ tại huyện Đô Lương

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An sẽ có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan để có câu trả lời cụ thể vụ cấm mua bán cát sỏi theo khung giờ, theo chỉ thị số 03, ngày 1.7.2022, của UBND huyện Đô Lương.

Liên quan đến việc “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” theo chỉ thị số 03, ngày 1.7.2022, của UBND huyện Đô Lương, Nghệ An, ngày 8.5, tại Hội nghị Giao ban Báo chí tháng 5.2023, trả lời vấn đề báo chí nêu, ông Phạm Ngọc Cảnh - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An giao phòng chuyên môn tổng hợp lại. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sẽ có văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị liên quan, để có câu trả lời cụ thể, trả lời cho báo chí.

Nhiều doanh nghiệp khoáng sản bất bình sau chỉ thị của huyện: Không có quy định nào cấm buôn bán cát sỏi theo khung giờ -0
Nhiều mỏ cát trên địa bàn huyện Đô Lương gặp rất nhiều khó khăn khi UBND huyện Đô Lương ra chỉ thị số 03.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Nghệ An cho biết, từ trước đến giờ trên địa địa bàn Nghệ An chưa có quy định nào như thế. Theo quy định chỉ có những mặt hàng kinh doanh có điều kiện như xăng, dầu mới quy định giờ giấc buôn bán. Không có quy định nào cấm buôn bán cát sỏi theo khung giờ. Bên cạnh đó, đối với mặt hàng cát sỏi thì nên ưu tiên cho chạy đêm để giãn phương tiện cho ban ngày. Đặc biệt là đầu giờ sáng và tan tầm, từ đó phần nào hạn chế được ô nhiễm môi trường và ùn ứ giao thông.

Trước đó, Báo Đại biểu nhân dân thông tin việc nhiều doanh nghiệp khoáng sản "than khó", bất bình sau chỉ thị của UBND huyện Đô Lương.

Nhiều doanh nghiệp khoáng sản bất bình sau chỉ thị của huyện: Không có quy định nào cấm buôn bán cát sỏi theo khung giờ -0
Theo Chỉ thị này, các doanh nghiệp không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày.

Cụ thể: Ngày 1.7.2022, UBND huyện Đô Lương (Nghệ An), ra chỉ thị số 03 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Theo chỉ thị này có nhiều nội dung quan trọng như: Việc khai thác khoáng sản nhìn chung chưa tuân thủ thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức hoạt động khoáng sản chưa cao, việc vận chuyển khoáng sản làm hư hại hạ tầng giao thông, ô nhiễm môi trường… 

Để khắc phục những tồn tại trên, ngày 1.7.2022, UBND huyện Đô Lương (Nghệ An), ra chỉ thị số 03 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn để thay thế Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 27.4.2017 của huyện này.

Tuy nhiên trong Chỉ thị này có nội dung “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày”. 

Trong khi đó, nội dung Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27.3.2017 của UBND tỉnh Nghệ An thì việc “không được mua bán khoáng sản (cát) trước 6h sáng và sau 22h đêm hàng ngày” là không có và chưa được đề cập đến.

Nhiều doanh nghiệp khoáng sản bất bình sau chỉ thị của huyện: Không có quy định nào cấm buôn bán cát sỏi theo khung giờ -0
Đại diện Sở Công thương tỉnh Nghệ An cho biết: Chỉ có những mặt hàng kinh doanh có điều kiện như xăng, dầu mới quy định giờ giấc buôn bán. Không có quy định nào cấm buôn bán cát sỏi theo khung giờ.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hiến - Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương (người ký Chỉ thị 03) cho biết, mục đích nội dung cấm theo khung giờ trên là để đảm bảo sức khỏe, nghỉ ngơi cho người dân. Trước đó, trong các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND, ĐBQH, rất nhiều ý kiến về việc các mỏ cát hoạt động cả đêm gây ồn ào, ô nhiễm môi trường, xe chở quá tải…

“Trước khi ban hành quy định này, huyện cũng đã nghiên cứu chặt chẽ và lấy ý kiến từ các phòng ban chuyên môn. Tôi cam kết trong Chỉ thị 03 không có câu chuyện lợi ích nhóm hay vấn đề gì khuất tất, tất cả các quy định đều vì lợi ích và sức khỏe của người dân”, ông Hiến khẳng định.

“Quá trình khai thác phải trải qua nhiều giai đoạn từ việc hút, xử lý, tập kết cát… khâu cuối cùng là bán ra thị trường để kiếm lời. Tuy nhiên việc UBND huyện Đô Lương áp dụng về khung giờ mua bán thấy không hợp lý", nhiều chủ mỏ cát bày tỏ.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.