Nhân dân anh hùng - đất nước anh hùng

Bài 1:Những Bà mẹ Việt Nam anh hùng<sup>(1)</sup>

Dân tộc được giải phóng, đất nước thống nhất và phát triển, người dân có cuộc sống dân chủ, tự do, ấm no, hạnh phúc như hôm nay, công lao to lớn đó trước hết thuộc về 1,15 triệu liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, 80 vạn thương binh đã để lại một phần xương máu nơi chiến trường và gần 5 vạn Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến những đứa con cho đất nước...

Trong số gần 5 vạn Bà mẹ Việt Nam anh hùng (BMVNAH), có những Mẹ là “anh hùng của những anh hùng”:

BMVNAH có nhiều thân nhân là liệt sĩ nhất, đó là Mẹ Nguyễn Thị Thứ (1904 - 2010), quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ có chồng, 9 con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ. 4 người con là liệt sĩ chống Pháp gồm Lê Tự Hàn (anh), Lê Tự Hàn (em), Lê Tự Lan và Lê Tự Xuyên; 5 con là liệt sĩ chống Mỹ gồm, Lê Tự Trịnh, Lê Tự Chuyên, Lê Tự Thịnh, Lê Tự Mười và Lê Tự Nụ.

Hình ảnh Mẹ Thứ được chọn làm nguyên mẫu của Tượng đài BMVNAH với ý nghĩa, Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, rồi sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hóa thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời, vẫn tiếp thêm nguồn sức lực mạnh mẽ, dồi dào cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu chân dung Mẹ Thứ Nguồn: phunuvietnam.vn
 Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam lấy nguyên mẫu chân dung Mẹ Thứ
                                                                                                                        Nguồn: phunuvietnam.vn

Ba chị em ruột đều là BMVNAH ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đó là: Bà Bùi Thị Hải có chồng và 4 con là LS. Bà Bùi Thị Tư có 3 con là liệt sĩ. Bà Bùi Thị Nhỏ có 4 con là liệt sĩ. Thân phụ của các mẹ là cụ Bùi Văn Tố. Người dân xã Hàm Chính thường nói với nhau rằng, nếu có danh hiệu thì cụ Tố xứng đáng là “Người Cha Việt Nam anh hùng”.

Mẹ, con gái, con dâu đều là BMVNAH: BMVNAH Nguyễn Thị Diệp, xã Bình Phong Thạch, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An có 3 con là liệt sĩ; con gái thứ 3 của mẹ, bà Nguyễn Thị Rằng là BMVNAH, có 4 con là liệt sĩ; con dâu mẹ, bà Võ Thị Thanh là BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ.

Bản thân, mẹ đẻ, mẹ chồng đều là BMVNAH: Bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1920 ở xã Thanh Hòa, huyện Bến Lức, Long An được phong  tặng danh hiệu BMVNAH, có chồng và 6 con là liệt sĩ. Mẹ đẻ của bà là cụ Phạm Thị Khuyên cũng là BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ chồng của bà là cụ Lê Thị Quý cũng là BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ.

Bà Nguyễn Thị Bích, sinh năm 1935, ở xã Thanh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang được phong tặng danh hiệu BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ đẻ của bà, cụ Ngô Thị Lộc cũng là BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ chồng của bà, cụ Huỳnh Thị Thôi là BMVNAH, có 3 con là liệt sĩ.

Một gia đình có 4 BMVNAH: BMVNAH Trần Thị Đỉnh, xã Phú Đa, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế có chồng và 5 con là liệt sĩ. Mẹ có con gái là bà Vương Thị Lành là liệt sĩ, được truy tặng danh hiệu BMVNAH và có 3 con là liệt sĩ; Con dâu là Trung úy công an Phan Thị Thế là BMVNAH, có con độc nhất là liệt sĩ. Con dâu mẹ, bà Phan Thị Vũ được phong tặng danh hiệu BMVNAH, có chồng và 3 con là liệt sĩ.

Ba mẹ con đều là BMVNAH: Cụ Võ Thị Diện, sinh năm 1895, quê xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là BMVNAH, có 3 con là liệt sĩ. Con gái thứ 3 của cụ, bà Nguyễn Thị Tu cũng là BMVNAH, có 2 con mà cả 2 đều là liệt sĩ. Con gái thứ 6 của cụ, bà Nguyễn Thị Chuyên là BMVNAH, có chồng và 2 con là liệt sĩ.

Mẹ anh hùng, con cũng anh hùng: Mẹ Phan Thị Vòng, sinh năm 1916, quê xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, được phong tặng danh hiệu BMVNAH bởi mẹ có 3 con là liệt sĩ. Con gái mẹ, bà Đặng Thị Liễu được phong tặng danh hiệu BMVNAH bởi có chồng và con độc nhất là liệt sĩ.

Mẹ chồng anh hùng, nàng dâu cũng anh hùng: Trường hợp 1, mẹ Huỳnh Thị Khiết, sinh năm 1910, quê xã Hòa Thắng, huyện Bắc Ninh, tỉnh Bình Thuận, được phong tặng danh hiệu BMVNAH, có 4 con là liệt sĩ. Con dâu mẹ, bà Lê Thị Phất cũng là BMVNAH bởi có chồng và 4 con là liệt sĩ. Trường hợp 2, mẹ Dương Thị Thiện, quê xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được truy tặng danh hiệu BMVNAH có con độc nhất là liệt sĩ. Con dâu của mẹ, bà Trần thị Ken (cùng quê) được phong tặng danh hiệu BMVNAH, cũng có con độc nhất là liệt sĩ.

Những người mẹ vừa là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vừa là BMVNAH

Mẹ Văn Thị Thừa, sinh năm 1915, quê xã Duy An, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, có chồng và 4 con là liệt sĩ. Mẹ Nguyễn Thị Rành, sinh năm 1900, quê xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, có 8 con và 2 cháu nội là liệt sĩ. Mẹ Phạm Thị Ngư, sinh năm 1912, quê xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận có 7 con là LS. Mẹ Võ Thị Nhã (tức Cưu), sinh năm 1921, quê xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ Đỗ Thị Phúc, sinh năm 1906, quê xã Phương Xá, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, trú quán, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ Bùi Thị Thêm, sinh năm 1924, quê huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ Huỳnh Thị Tân, sinh năm 1906, quê xã Mỹ Qưới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, có 5 con là liệt sĩ. Mẹ Doãn Thị Nghiệp, sinh năm 1925, quê xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, có 2 con thì cả 2 là liệt sĩ; bản thân mẹ cũng là liệt sĩ (Bằng Tổ quốc ghi công số 2Z 036b). Mẹ Mai Thị Út, sinh năm 1913, quê xã Mỹ Hanh Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; trú quán xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, có chồng và 2 con là liệt sĩ. Mẹ Nguyễn Thanh Tùng (tức Nguyễn Thị Điểm), sinh năm 1941, quê xã Phú Thọ Hòa, quận Tân Bình; trú quán nhà 61B, Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, quận I, thành phố Hồ Chí Minh, có chồng và 2 con là liệt sĩ...

Trong thời kỳ chiến tranh, Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã đánh giá cống hiến lớn lao của phụ nữ Việt Nam bằng 8 chữ vàng: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang. Đánh giá đó vẫn nguyên nghĩa, nguyên giá trị cho đến bây giờ. Đó là những phẩm chất cốt lõi luôn khắc sâu trong lòng tự hào dân tộc, đã trở thành tượng đài về phẩm giá, đạo đức, cuộc sống của Phụ nữ Việt Nam mà các Mẹ là những tấm gương trong sáng ngời ngời.

________

 (1) Theo tài liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các tài liệu khác đã được công bố.

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.