Pháp luật về bầu cử: Quy định và thực thi

Bài 1: Tổng tuyển cử 1946 - Kỷ nguyên mới của dân tộc

Qua hơn 75 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 14 kỳ bầu cử và cùng với đó là nhiều kỳ bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp, pháp luật về bầu cử ở nước ta theo đó từ Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất đến các luật, văn bản hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện, thể hiện rõ bản chất của Nhà nước "quyền lực thống nhất thuộc về Nhân dân". Chính điều này đã góp phần tạo dựng nên những kỳ bầu cử dân chủ, đoàn kết, thực chất và thành công.

Đã qua nhiều kỳ bầu cử, song những ký ức về kỳ bầu cử đầu tiên - năm 1946 đối với nhiều người vẫn còn vẹn nguyên. Đó là một cuộc bầu cử điển hình, là ngày hội của toàn dân khi lần đầu tiên thoát ách nô lệ, được cầm trên tay lá phiếu đi bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Tổng tuyển cử 1946 thực sự đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.

Cho một nền dân chủ non trẻ

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, Nhân dân ta đã đập tan xiềng xích của chế độ thực dân. Ngày 2.9.1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mặc dù, sự kiện Vua Bảo Ðại thoái vị ngày 30.8.1945 có ý nghĩa chính quyền cách mạng đã được thừa nhận, nhưng với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh biết rằng, Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Đặc biệt, Tổng tuyển cử sẽ bảo đảm tính hợp pháp, tính chính thống của bộ máy nhà nước: “Nhà nước hợp pháp ra đời, tư cách của nó, vị trí của nó trên thế giới, trong nước hoạt động có danh nghĩa, có hiệu lực và hiệu quả hơn một Chính phủ lâm thời”. 

Nguồn: ITN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bầu đại biểu ở phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ).
Nguồn: ITN

Sau khi quyết định tổ chức Tổng tuyển cử, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã khẩn trương xây dựng và ban hành hàng chục sắc lệnh để cuộc Tổng tuyển cử bảo đảm tự do, dân chủ: Ngày 8.9.1945, Sắc lệnh đầu tiên về bầu cử được ban hành (SL số 14) chính thức ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử. Ngày 26.9.1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành tiếp Sắc lệnh số 39 về lập một Ủy ban dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử. Chỉ trong vòng 1,5 tháng, Ủy ban này đã soạn thảo xong bản dự thảo.

Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà. Vì lợi chung, quên lợi riêng.

Trích Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4

Tiếp đó, ngày 17.10.1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 51 về thể lệ Tổng tuyển cử, kèm theo Sắc lệnh này là Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Ngày 2.12.1945, Chính phủ ban hành tiếp Sắc lệnh số 71 và Sắc lệnh số 72 để sửa đổi, bổ sung Sắc lệnh 51 về thủ tục ứng cử; bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh. Ngày 18.12.1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6.1.1946 (Sắc lệnh 51 ngày 17.10.1945 trước đây định tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 23.12.1945).

Cũng cần phải nói thêm rằng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử, một số người lo lắng cuộc Tổng tuyển cử sẽ “không có kết quả”, vì e rằng trình độ Nhân dân lúc bấy giờ quá thấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng tuyệt đối vào Nhân dân và khẳng định: Nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình. Người tin rằng Tổng tuyển cử nhất định thành công.

Nhìn những vấn đề trên ở góc độ xây dựng pháp luật, PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Đây là một cuộc bầu cử thực sự tự do, dân chủ, được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, kín, những nguyên tắc bầu cử chuẩn mực của thế giới đương đại. Những tiêu chí mẫu mực trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 đã được Hiến pháp 1946 kế thừa “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín” (Điều 17). Một chế độ bầu cử tự do, tiến bộ với những chuẩn mực điển hình sẽ là tiền đề để nhân dân Việt Nam kiến tạo một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng hàng chục vạn cử tri đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã đi bầu đại biểu ở phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ). Sau đó, Người đến thăm một số phòng bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, làng Hồ Khẩu và Ô Đông Mác

Theo Báo Cứu quốc, số ngày 7.1.1946

Đồng tình với nhận định trên, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng, với quy định “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra - Điều 20, Hiến pháp 1946 - đã thể hiện bầu cử tự do, dân chủ là tinh thần chi phối chế định bầu cử - những quy định thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp quyền và dân chủ”.

Sức mạnh của niềm tin

Vượt qua bao khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Khóa I đã diễn ra trong cả nước, kể cả tại các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Cuộc bầu cử đã thành công vượt mong đợi với tỷ lệ cử tri đi bầu cao. Tại Hà Nội, 91 - 95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đã đi bỏ phiếu trong không khí tràn đầy phấn khởi của ngày hội dân chủ; 6/74 ứng cử viên của Hà Nội trúng cử ĐBQH, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%). Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.

	Báo Quốc hội đưa tin về Tổng tuyển cử 1946 Nguồn: ITN
Báo Quốc hội đưa tin về Tổng tuyển cử 1946
Nguồn: ITN

Trong bài báo “Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 - Một mốc son lịch sử nhảy vọt về thể chế dân chủ” đăng tải trên Báo Nhân dân, số ra ngày 8.12.2005, cố GS. Lê Mậu Hãn đã viết “Cuộc vận động và tuyên truyền về bầu cử và ứng cử diễn ra sôi nổi và phong phú khắp cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng, nhất là các báo Cứu Quốc, Sự Thật giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, cổ vũ quần chúng, thông tin về Tổng tuyển cử trong cả nước và đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng chính trị đối lập. Ðặc biệt, tờ Nhật báo Quốc hội chỉ ra trong thời kỳ Tổng tuyển cử nhằm mục đích nêu rõ giá trị của cuộc Tổng tuyển cử, giới thiệu khả năng, thành tích và chương trình của những người ứng cử. Danh sách những người ứng cử ở các tỉnh, thành phố... được công bố công khai để Nhân dân tự do lựa chọn”.

Là một trong những cử tri được hưởng dụng quyền bầu cử trong kỳ bầu cử đầu tiên năm 1946, cụ ông Bùi Văn Hòa (92 tuổi), thôn Đông Khê, Đan Phượng, Hà Nội xúc động nhớ lại thời khắc ngày Tổng tuyển cử cách đây hơn 75 năm: "Sau nhiều năm đất nước bị nô lệ, cai trị nên khi được giải phóng nhân dân phấn khởi lắm. Tôi còn nhớ như in ngày bầu cử năm đó - năm 1946, ngày đó thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng không khí náo nức, ai ai cũng vui mừng dậy từ rất sớm, chọn cho mình bộ quần áo lành lặn nhất, đẹp, tinh tươm nhất, đầu tóc chải gọn gàng, và cầm lá phiếu trên tay, vui vẻ và trật tự xếp hàng đi bỏ phiếu chọn lựa những người xứng đáng bầu vào Quốc hội."

Sự thành công của cuộc Tổng tuyển cử mang tính quyết định đối với sự nghiệp cách mạng đấu tranh đòi độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội của Nhân dân ta. Nhờ sự thành công ấy, Quốc hội trở thành cơ quan chính danh được Nhân dân bầu ra. Từ đó, Quốc hội cử ra Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho Nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng và tin tưởng vào quyền làm chủ của Nhân dân.

Bài 1: Tổng tuyển cử 1946 - Kỷ nguyên mới của dân tộc ảnh 3

“Những quy định của các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã thể hiện rõ ràng, cụ thể và triệt để những nội dung, yêu cầu của các nguyên tắc bầu cử dân chủ và tiến bộ: Nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các quy định của các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta rất cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, dễ nhớ. Hầu hết những quy định này của các sắc lệnh là có hiệu lực trực tiếp, có thể thực hiện được ngay, không cần phải chờ đợi những văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Đây chính là điều kiện hết sức quan trọng bảo đảm cho pháp luật bầu cử sớm đi vào cuộc sống, để chúng ta có thể tổ chức được cuộc Tổng tuyển cử ngày 6.1.1946 sau hơn 4 tháng nước nhà giành được Độc lập.

     PGS.TS. Đặng Minh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức
Diễn đàn Quốc hội

Có chế tài để vừa chia sẻ thông tin, vừa bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân

Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cũng là mục tiêu hàng đầu của tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, đánh cắp thông tin để thực hiện lừa đảo. Do đó, việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không chỉ góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, mà còn bảo đảm việc chia sẻ thông tin phục vụ công tác quản lý cũng như bảo vệ bí mật dữ liệu cá nhân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.