Bác sĩ cảnh báo, hơn 60% bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm trùng bàn chân

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, mỗi tuần bệnh viện cấp cứu hơn 5 bệnh nhân tiểu đường nhiễm trùng da. Có thể thấy, bệnh nhân nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sốc nhiễm trùng, hôn mê, suy đa tạng.

Người bệnh tiểu đường dễ bị sốc nhiễm trùng, suy đa tạng

Bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh cho biết, người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng do đường huyết cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm chậm quá trình lành vết thương. Do vậy, dù một vết xước nhỏ cũng có thể gây ra ổ nhiễm trùng, áp xe lớn.

ngon-chan-benh-nhan-sau-dieu-tri.jpg -0
Ngón chân cái bà N. trước và sau khi điều trị (Ảnh: BVCC)

Trường hợp, bà P.H.N. (56 tuổi, TP.Hồ Chí Minh) mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn 10 năm. Một tuần trước nhập viện, bà tới phòng khám gần nhà lấy nốt chai ở ngón cái chân phải. Một ngày sau, ngón chân cái đau nhức.

Bà tự rửa bằng nước muối, bôi thuốc sát khuẩn, uống kháng sinh nhưng không đỡ. 2 ngày sau, ngón chân cái và các ngón lân cận sưng phồng, đau nhức nhiều kèm sốt khiến bà không ngủ được.

Tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh, bà N. được chọc hút dẫn lưu mủ ở ngón chân cái, chăm sóc vết thương và dùng kháng sinh đặc hiệu. Hiện vết thương lành lặn, bà được ra viện.

Trường hợp khác, ông M.V.P. (60 tuổi, Ninh Thuận) bị đau sưng cổ chân phải, sốt cao, mệt, nằm li bì trên giường, không ăn uống được. Ông được con đưa đi cấp cứu, bác sĩ cho biết ông P. bị nhiễm trùng nặng, hoại tử nhiều. Nếu không xử trí sớm nguy cơ cao ông P. phải cắt cụt chân do hoại tử lan rộng.

Tại đây, bác sĩ đã mổ, cắt lọc vết thương, rạch lấy mủ, loại bỏ sạch các mô hoại tử, đặt máy hút áp lực âm. Ông P. cho biết phát hiện tiểu đường type 2 bốn năm trước, vùng cổ chân bị nhiễm trùng hay tái lại nhiều lần. Ông điều trị gần nhà, truyền kháng sinh đỡ rồi bị lại.

may-hut-ap-luc-am.jpg -0
Hình ảnh nhiễm trùng đùi trái của bà M (Ảnh: BVCC)

Đặc biệt, trường hợp bà T.T.M. (72 tuổi, Bạc Liêu) bị sốt cao, sưng đau nhức ở cánh tay trái, đùi trái do bỏ thuốc tiểu đường đi bấm huyệt 1 tháng.

Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường cho biết nếu điều trị chậm trễ, bà M. sẽ có khả năng vô sốc nhiễm trùng. Bà được bác sĩ rạch áp xe, hút mủ, đặt dẫn lưu, dùng thuốc kháng sinh liều mạnh, chăm sóc vết thương hàng ngày, đặt máy hút áp lực âm giúp vết thương nhanh lành.

Bác sĩ Vũ cho biết, phần lớn bệnh nhân tiểu đường bị nhiễm trùng da khi nhập viện được điều trị kịp thời, thoát các biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Tỷ lệ hơn 60% bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân

Theo Bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh, nhiễm trùng da ở người tiểu đường có thể bắt nguồn từ các vết thương do trầy xước, bỏng, vết cắt do vật sắc nhọn, hoặc vết mổ, viêm nang lông…

Các tác nhân gây bệnh nổi bật là vi khuẩn gram dương, liên cầu khuẩn nhóm A và B, vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Clostridium perfringens, Bacteroides, Vibrio vulnificus, Aeromonas hydrophila, Pseudomonas aeruginosa.

Trong đó, nhiễm trùng da cấp tính do vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng nặng và tử vong ở người bệnh tiểu đường.

Nhiễm trùng da ở người bệnh tiểu đường gồm nhiều tình trạng khác nhau từ viêm mô tế bào, nhiễm trùng mô sâu, áp xe, hoại tử mô, nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.

Nguy hiểm hơn, người bệnh tiểu đường khi bị nhiễm trùng da có nguy cơ biến chứng cao gấp 4 lần so với người không bị tiểu đường, dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng… Chính vì vậy, ngay khi nhập viện người bệnh tiểu đường phải được chăm sóc nâng cao hơn để tránh biến chứng.

Việc kiểm soát đường huyết không tốt gây tổn thương mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, dẫn đến các biến chứng thần kinh, làm mất đi cơ chế đề kháng tại chỗ là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng da.

Bác sĩ Vũ cho biết thêm, bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường cũng khiến suy giảm khả năng di chuyển của bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng mô cấp tính do vi khuẩn.

Ngoài ra, ở một số người bệnh bị bệnh động mạch ngoại biên làm giảm lưu lượng mạch máu, do đó kháng sinh không tới được vùng nhiễm trùng, cơ hội cho vi khuẩn nhân lên nhanh hơn. Người bệnh tiểu đường càng lớn tuổi thì khả năng suy giảm miễn dịch càng làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Bác sĩ Bác sĩ chuyên khoa 1 Đỗ Tiến Vũ, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo, để phòng ngừa nhiễm trùng da, người tiểu đường nên có thói quen kiểm tra kỹ da hàng ngày đặc biệt da vùng bàn chân.

Bên cạnh đó, người bệnh nên dưỡng ẩm da bằng kem dịu nhẹ, tránh để da khô dễ gây ngứa, nứt nẻ, cần lựa chọn quần áo rộng rãi thoáng mát có chất liệu mềm. Sau khi tập thể dục hay đổ nhiều mồ hôi nên tắm sạch, tránh để ẩm ướt gây nấm da dễ nhiễm trùng.

Đồng thời, không đi chân đất và mang các loại dép, giày có chất liệu thô cứng gây đau chân. Ngoài ra, kiểm soát đường huyết tốt là một trong những biện pháp quan trọng nhất giúp phòng nhiễm trùng da ở người tiểu đường.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.