4 biện pháp trọng tâm ngành y tế Hà Nội cần làm để ngăn chặn dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn ngành đã ghi nhận hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi, phủ trên 30/30 quận, huyện, thị xã.

Hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh sởi

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27.3, toàn thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định (chiếm 90%).

Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi (chiếm 83%).

Trước tình hình này, ngày 28.3, GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.

img-9937jpg.jpg
Đoàn kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi tại Trạm y tế phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông (Ảnh: SYT)

Theo đó, đoàn đã kiểm tra thực tế công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi tại Trạm y tế phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Tại thời điểm kiểm tra, công tác tổ chức, triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi của Trạm Y tế phường Yên Nghĩa được thực hiện chu đáo từ khâu đón tiếp, khám sàng lọc, triển khai tiêm, theo dõi sau tiêm, tư vấn, tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn phường Yên Nghĩa ghi nhận 14 trường hợp mắc sởi (3 trường hợp từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi).

Đáng chú ý, 100% các ca mắc chưa tiêm hoặc chỉ mới tiêm 01 mũi vắc xin sởi. Qua thống kê, rà soát, tổng số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn phường hiện nay là 224 trẻ, trong đó có 164 trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi, số còn lại dự kiến hoàn thành tiêm trong chiến dịch vào ngày 28.3 và sẽ được cập nhật, báo cáo theo quy định.

7.jpg
Đoàn kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội (Ảnh: SYT)

Đoàn tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác thu dung, điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.

Báo cáo đoàn kiểm tra, TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, tính đến ngày 26.3, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã điều trị nội trú cho 277 bệnh nhân mắc sởi, trong đó 233 ca đã khỏi bệnh, còn 44 ca đang được điều trị nội trú tại bệnh viện.

Công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện được Bệnh viện Nhi Hà Nội tăng cường. Việc phân luồng, chẩn đoán sớm và chính xác ca sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ, bài bản.

4 biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch bệnh sởi

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sởi được ngành y tế Hà Nội thực hiện chủ động, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Thành phố. Đồng thời, căn cứ theo diễn biến tình hình dịch thực tế, đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn.

img-0071jpg.jpg
GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) ghi nhận nỗ lực của ngành y tế Hà Nội trong công tác phòng chống dịch sởi (Ảnh: SYT)

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế)cho rằng, hiện bệnh sởi đang tăng ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó có thành phố Hà Nội. Việc giao lưu, đi lại giữa các vùng, các địa phương là nguy cơ làm lây lan bệnh sởi.

Chính vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh sởi, ngành y tế Hà Nội cần tập trung thực hiện 4 biện pháp trọng tâm như sau:

- Thứ nhất, nâng cao miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vaccine phòng bệnh sởi một cách đầy đủ, đúng đối tượng, quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là ở những địa bàn di biến động dân cư, khó tiếp cận, chủ động phát hiện vùng lõm, tiến hành tiêm vét, tiêm bổ sung kịp thời.

- Thứ hai, giám sát, phát hiện sớm để khoanh vùng, quản lý ca bệnh kịp thời.

- Thứ ba, chống lây nhiễm trong cộng đồng thông qua vận động tiêm chủng, hướng dẫn phòng bệnh, tự theo dõi sức khỏe.

-Thứ tư, chống lây nhiễm trong bệnh viện.

“Việc chống lây nhiễm trong bệnh viện cần được thực hiện ngay với việc kiểm soát ca bệnh sởi nhập viện qua phân luồng, chẩn đoán sớm và chính xác, hạn chế người nhà/người chăm sóc tiếp xúc với ca bệnh, cách ly và điều trị…” GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Hiện tại, ngành y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố từ ngày 17.2.2025.

Tính đến 27.3, toàn thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%).

Sức khỏe

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn
Xã hội

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường chung tay chăm sóc sức khoẻ người dân xã Thành Sơn

Ngày 30.3, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp cùng Thanh tra tỉnh Hòa Bình và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, công nghệ tổ chức Chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật tại xã Thành Sơn, huyện Mai Châu.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sức khỏe

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Ngày 29.3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chỉ trong ba tháng đầu năm 2025, đơn vị đã tiếp nhận hơn 10 ca đột quỵ não ở người trẻ. Gần đây nhất là ca bệnh P.H.S (21 tuổi), có tiền sử tim bẩm sinh bị đột quỵ nhồi máu não do tác động mạch não giữa phải.

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không
Sức khỏe

75% bệnh nhân mắc bệnh sởi không nhớ mình có tiêm chủng hay không

Chiều ngày 27.3, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Trần Văn Thuấn đã đi kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Bạch Mai. Điều đáng nói, trong số những ca mắc sởi, có đến 75% bệnh nhân không nhớ mình có tiêm chủng hay không.

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.