Ấn Độ có thể trở thành công xưởng lớn nhất thế giới?

Trước xu hướng các công ty trên thế giới muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu để tránh bị phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, Ấn Độ đang tìm cách tận dụng cơ hội lớn này.

Cơ hội “trong chớp mắt”

Công ty JLK Automation ở Singapore chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra điện tử đã thành lập một cơ sở sản xuất mới ở bang Tamil của Ấn Độ vào năm 2023. Đây là nhà máy đầu tiên của JLK bên ngoài Trung Quốc. Công ty sẽ tuyển dụng khoảng 80 người ở Tamil, chỉ bằng một phần nhỏ trong số 600 người làm việc tại 3 nhà máy của họ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của JLK, Eugene Tan, cho biết công ty sẽ mở rộng dần dần “khi môi trường công nghiệp của Ấn Độ trở nên hiệu quả hơn”.

Foxconn đặt nhà máy sản xuất Iphone15 ở Ấn Độ. Ảnh: news9plus
Foxconn đặt nhà máy sản xuất Iphone 15 ở Ấn Độ. Nguồn: news9plus

JLK là một phần trong làn sóng mới của các nhà sản xuất điện thoại, pin, tua-bin gió, đồ chơi và giày dép đa quốc gia đổ xô đến Ấn Độ khi các công ty xem xét chiến lược “Trung Quốc+1” - chiến lược nhằm tìm kiếm một phương án dự phòng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp đóng cửa của Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19 dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng. Đa dạng hóa cũng là một biện pháp phòng ngừa những bất ổn địa chính trị do căng thẳng Mỹ - Trung gây ra.

Cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm tìm kiếm các trung tâm sản xuất mới diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Ấn Độ - quốc gia vừa soán ngôi Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới vào tháng 4.2023. Hơn 65% dân số Ấn Độ, tương đương 808 triệu người, ở độ tuổi lao động dưới 35 tuổi. Mức nhân công của Ấn Độ cũng thấp hơn rất nhiều khi mức lương của họ chỉ bằng 1/5 đến 1/3 mức lương hàng ngày của công nhân Trung Quốc hiện nay.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga gọi thời điểm này là “cơ hội trong chớp mắt” của Ấn Độ, nghĩa là chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn từ 3 - 4 năm trước khi các chuỗi cung ứng thay thế được thiết lập. Một số nhà kinh tế ước tính cánh cửa sẽ mở ra tới 10 năm.

Tiềm năng và thế mạnh

Thủ tướng Narendra Modi năm 2014 đã phát động chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make In India) để thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, mục tiêu đầy tham vọng là đẩy tỷ trọng ngành sản xuất lên 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2022 đã không được đáp ứng và thời hạn hiện nay là năm 2025. Theo chính phủ, ngành sản xuất hiện chiếm 17% GDP.

Tuy nhiên, thực tế là ngành sản xuất của Ấn Độ đang phát triển khá mạnh, với xuất khẩu đạt kỷ lục 447,46 tỷ USD trong năm tài chính 2022 - 2023, từ mức 422 tỷ USD của năm trước.

Các nhà sản xuất lớn như Foxconn và gần đây nhất là nhà sản xuất chất bán dẫn Micron Technology của Mỹ đã lần đầu tiên chuyển sang sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2022 và 2023, và sau đó các nhà sản xuất linh kiện đáng tin cậy của họ cũng đang đi theo.

Nhà sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã mở trung tâm kỹ thuật lớn nhất bên ngoài Hoa Kỳ tại trung tâm công nghệ Bengaluru ở miền nam Ấn Độ, trong khi GE Aerospace đang sản xuất nhiều bộ phận máy bay hơn trong nước để xuất khẩu.

Đối thủ của Tesla là VinFast đến từ Việt Nam đang khai trương nhà máy sản xuất xe điện trị giá 500 triệu USD ở Tamil Nadu.

Mục tiêu cho sản xuất điện tử

Quy mô ngành sản xuất điện tử của Ấn Độ đã tăng 2,4 lần, từ 30 tỷ USD năm 2014 lên 101,9 tỷ USD vào năm 2022. Mục tiêu là 300 tỷ USD vào năm 2026.

Khi các nhà sản xuất điện tử giá trị cao khám phá các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan và Mexico, chính phủ Modi đang thu hút các công ty đa quốc gia bằng các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế hào phóng hơn bao giờ hết. Các ưu đãi liên kết sản xuất dành cho các nhà sản xuất điện thoại di động và điện tử quy mô lớn vào đầu năm 2020 đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia điện thoại gần như ngay lập tức.

Thế giới đặc biệt chú ý đến việc Apple chuyển một số cơ sở sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Kể từ năm 2022, iPhone 14 và 15 đã được sản xuất tại Ấn Độ. Samsung, hoạt động tại Ấn Độ từ năm 1996, cũng đã mở rộng sản xuất điện thoại ở Noida, Uttar Pradesh. Do đó, vào năm 2023, Ấn Độ đã sản xuất được hai tỷ thiết bị, trở thành quốc gia sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai sau Trung Quốc. Xuất khẩu điện tử tăng từ 8,4 tỷ USD năm 2018 - 2019 lên 22,7 tỷ USD năm 2022 - 2023. Hơn một nửa mức tăng đó đến từ xuất khẩu điện thoại di động.

Thúc đẩy sản xuất chip bán dẫn

Cú hích tiếp theo trong chuỗi điện tử là sản xuất chip bán dẫn, được thúc đẩy bởi sự gia nhập của Micron, công ty đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy tại Khu công nghiệp Sanand ở Gujarat. Chính phủ liên bang Ấn Độ đã phê duyệt dự án của Micron vào tháng 6.2023 và trong vòng một tuần, một thỏa thuận đã được ký kết giữa công ty và chính quyền bang.

Vào ngày 23.9.2023, nhà máy trị giá 2,7 tỷ USD này đã được khởi công xây dựng. Giai đoạn đầu tiên của nhà máy sẽ sẵn sàng vào đầu năm 2025. Nhà máy sẽ lắp ráp và thử nghiệm các con chip thành phẩm để sử dụng trong các thiết bị điện tử. Dự kiến, nhà máy sẽ tạo ra 15.000 việc làm và 200 nhân viên ban đầu đang được đào tạo tại Malaysia.

Phó chủ tịch cấp cao về lắp ráp và thử nghiệm toàn cầu của Micron Gursharan Singh cho biết “sự dồi dào về tài năng kỹ thuật có tay nghề cao ở Ấn Độ sẽ cho phép chúng tôi mở rộng quy mô hoạt động của mình một cách nhanh chóng”. Các nhà chức trách kỳ vọng sự gia nhập của Micron sẽ có tác động ở cấp số nhân.

Ấn Độ có thể trở thành nhà sản xuất hàng đầu?

Quỹ đạo tăng trưởng của Ấn Độ khá đặc thù. Không giống như nền kinh tế Trung Quốc và phương Tây, vốn được xây dựng dựa trên công nghiệp hóa, sự trỗi dậy của Ấn Độ được dẫn dắt bởi lĩnh vực dịch vụ, một phần nhờ vào năng lực công nghệ thông tin của nước này. Giai đoạn 2022 - 2023, dịch vụ đóng góp 53% GDP.

Do sản xuất chỉ được thúc đẩy trong những năm gần đây, các chuyên gia cho rằng Ấn Độ sẽ phải vạch ra lộ trình riêng cho mình mới có thể có chỗ đứng thực sự.

Nhà kinh tế Arvind Subramanian, cựu cố vấn kinh tế trưởng của chính phủ Ấn Độ, tin rằng Ấn Độ nên tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực. “Tôi không phản đối Ấn Độ bắt đầu sản xuất bằng việc lắp ráp, bởi vì việc đó đang mang lại việc làm, trước khi chúng ta chuyển sang các khu vực tiên tiến hơn”. Nhưng ông cảnh báo rằng “trong tương lai, ngay cả những hoạt động sử dụng nhiều lao động này cũng sẽ trở nên ít thâm dụng hơn do tự động hóa”. Nâng cấp sản xuất là điều rất quan trọng để Ấn Độ duy trì mức tăng trưởng cao, giảm mức nghèo đói và cung cấp việc làm có ý nghĩa cho dân số trẻ.

Các chuyên gia và nhà công nghiệp đều cho rằng mặc dù Ấn Độ có tiềm năng lớn nhưng quốc gia này vẫn còn chặng đường dài để thách thức Trung Quốc, quốc gia chiếm 31% thị phần sản xuất toàn cầu so với 3,1% của Ấn Độ.

Ấn Độ có 246.504 nhà máy và hơn 3.800 khu công nghiệp, thuê 35,6 triệu công nhân. Trong khi con số này của Trung Quốc là 2,8 triệu nhà máy, hơn 20.000 khu công nghiệp và 83 triệu công nhân.

Chính sách thảm đỏ có khỏa lấp được tình trạng quan liêu?

Các nhà đầu tư nói với The Straits Times rằng họ bị thu hút đến Ấn Độ bởi những khoản trợ cấp nhiệt tình của chính phủ, thị trường nội địa rộng lớn, hiệu quả về chi phí và sự dồi dào của cả lao động có tay nghề thấp và kỹ sư chuyên môn. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và bộ máy quan liêu trì trệ.

Ấn Độ đang nỗ lực để khắc phục những khoảng trống này, bao gồm hệ thống một cửa để giúp các doanh nghiệp thông quan nhanh hơn trong bối cảnh đầu tư tăng gấp đôi vào đường cao tốc và bến cảng.

Nhưng quá trình chuyển đổi diễn ra khá chậm chạp. Ông Ajit Shah, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Sanand, lưu ý: “Đúng là Ấn Độ đang thúc đẩy giải pháp một cửa, nhưng lại có nhiều cánh cửa đằng sau nó”.

Một nguyên nhân khác là năng suất của công nhân Ấn Độ tương đối thấp. Mặc dù mức lương ở Ấn Độ chỉ bằng 1/3 so với ở Trung Quốc, nhưng hiệu quả làm việc thấp hơn gần như đã làm mất đi hiệu suất làm việc của công nhân.

Quốc tế

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước
Theo dòng sự kiện

Báo chí Armenia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tạo động lực cho quan hệ song phương, vì lợi ích và thịnh vượng của nhân dân hai nước

Các trang tin điện tử chính thức của Armenia, Quốc hội Armenia, Hãng Thông tấn quốc gia của Armenia và các tờ báo của nước này (Armeni Info, Armenia Press, aravot.am, 1lurer.am, News.am…) liên tục nêu đậm nét, cập nhật thông tin, hình ảnh, video về các hoạt động trong chuyến thăm cấp chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam, không chỉ trên website mà trên cả các trang mạng xã hội X (Twitter)… nêu bật nội dung và ý nghĩa chuyến thăm, sự đón tiếp trọng thị và kết quả chuyến thăm.

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.