COP28: Con đường để chuyển đổi khỏi nhiên liệu hoá thạch

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã chính thức khép lại sau hai tuần đàm phán căng thẳng bằng một thỏa thuận lịch sử về hạn chế nhiên liệu hóa thạch.

Bắt đầu bằng những cam kết vượt mong đợi...

Đại diện thường trực của Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) tại Cơ quan Năng lượng Tái tạo quốc tế (IRENA), Tiến sỹ Nawal Al Hosany đánh giá, COP28 đã mang lại những kết quả vượt mong đợi về các cam kết tài chính và cam kết toàn cầu hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số kết quả đạt được có thể kể tới như cam kết làm mát toàn cầu, khởi động nền tảng tài chính xanh, Quỹ Tổn thất và thiệt hại...

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Cụ thể, nền tảng "Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững" do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh, Trung Quôc khởi xướng đã chính thức được ra mắt. Hoạt động này dự kiến bắt đầu từ năm 2024, khởi đầu với các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh. Mục tiêu của cơ chế hợp tác này là đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2030.

Hơn nữa, 63 quốc gia đã tham gia vào cam kết nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến việc làm mát. Đây được coi là nỗ lực chung nhất của thế giới nhằm giảm khí thải từ việc làm mát của con người như điều hòa, làm lạnh thực phẩm, thuốc... khiến trái đất nóng lên. Theo đó, các quốc gia đã tuyên bố giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022. Và còn có mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.  Tuy nhiên, Ấn Độ là một trong những quốc gia được dự báo có nhu cầu làm mát tăng cao nhất trong các thập kỷ tới vẫn chưa tham gia vào cam kết này. Giải thích cho điều này, lãnh đạo Ấn Độ cho biết, quốc gia này vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu cao hơn Nghị định thư Montreal 1992 về việc hạn chế phát thải trong làm mát.

Trong khuôn khổ hội nghị, đã có hơn 110 quốc gia tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. Liên minh châu Âu (EU) lần đầu kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước thông qua mục tiêu này vào hồi đầu năm nay. Việc đưa thỏa thuận này vào quyết định cuối cùng của COP28 đòi hỏi sự đồng thuận của gần 200 quốc gia có mặt.

Ngoài ra, Quỹ Tổn thất và thiệt hại đã chính thức được khởi động, giúp các quốc gia nghèo đối phó với các thảm hoạ thiên tai. Quỹ này tạm thời sẽ được Ngân hàng Thế giới (WB) điều hành trong 4 năm tới, nhưng các nước tài trợ và những nước nhận hỗ trợ sẽ tự quản lý cách chi tiêu. Quyết định này được xem là cơ chế giúp cho Chính phủ các nước đóng góp cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Chủ nhà COP28 cam kết sẽ đóng góp 100 triệu USD, Anh sẽ góp 40 triệu USD, Mỹ sẽ góp hơn 17 triệu USD và Nhật Bản 10 triệu USD. Đặc biệt, EU cam kết góp 245,39 triệu USD, trong đó có 100 triệu USD từ Đức.

Theo Tiến sỹ Al Hosany, để đạt được hiệu quả bền vững, các nước cần phải duy trì các cam kết toàn cầu liên quan đến tài chính, cùng với việc chuyển trọng tâm sang phát triển cơ sở hạ tầng giúp cung cấp thêm năng lượng tái tạo cho lưới điện tại các quốc gia đã cam kết. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh vai trò tiên phong của thanh niên tại hội nghị về khí hậu, đồng thời đề cao tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng và hỗ trợ các ý tưởng của giới trẻ trong việc áp dụng các giải pháp cho những thách thức về khí hậu và năng lượng tái tạo.

...kết thúc bằng một thỏa thuận lịch sử

Đề xuất “loại bỏ” việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nội dung quan trọng được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề mà đại biểu các nước mong muốn đạt được sự đồng thuận tại COP28. Tuy nhiên, bất đồng nổ ra khi Chủ tịch COP28 trình bản dự thảo mới đến các bên tham dự. Theo đó, cụm từ “loại bỏ” đã không được đề cập, mà thay vào đó là cụm từ “giảm bớt” sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu khí và than đá, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Phản ứng về dự thảo thỏa thuận này, các nước như Australia, Mỹ, Anh, Canada và Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ dự thảo thỏa thuận này. Các nước này yêu cầu thỏa thuận phải nhắc đến việc dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, chứ không chỉ là giảm bớt. 

Các cuộc tranh luận trở nên căng thẳng hơn sau khi có thông tin Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) gửi thư hối thúc các nước thành viên, cũng như những nước đồng minh sản xuất dầu mỏ phản đối việc đề cập nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP28. Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais cho biết, OPEC muốn các nước duy trì trọng tâm vào mục tiêu giảm khí thải. Đồng thời nhấn mạnh rằng, thế giới cần đầu tư hơn nữa vào tất cả nguồn năng lượng, trong đó có hydrocarbon, quá trình chuyển đổi năng lượng phải hợp lý, cân bằng và toàn diện.

Đặc phái viên khí hậu của Quần đảo Marshall, bà Tina Stege cho rằng, việc phản đối đề cập đến nhiên liệu hóa thạch tại COP28 sẽ đe dọa toàn thế giới. Nhiên liệu hóa thạch gây rủi ro lớn cho tương lai và sự thịnh vượng của con người. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, để đạt được mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, lượng phát thải từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch cần giảm 75% từ nay đến năm 2030. 

Và sau nhiều giờ liên tục đàm phán, ngày 13.12, Hội nghị đã kết thúc, muộn hơn một ngày so với dự kiến, bằng một thỏa thuận mang tính lịch sử. Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận này mở đường cho việc giảm mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm ngăn chặn những tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu. Cụ thể, thỏa thuận của Hội nghị COP28 kêu gọi các nước nhanh chóng chuyển đổi các hệ thống năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch một cách công bằng và có trật tự. Hơn nữa, các quốc gia cũng được kêu gọi đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi toàn cầu, thay vì bị buộc phải tự thực hiện sự thay đổi đó.

Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber cho biết, lần đầu tiên từ ngữ đề cập về nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP. Các nước đã mang đến một sự thay đổi có tiềm năng định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng, sự thành công thực sự của thỏa thuận này không nằm ở nỗ lực ngoại giao đã đạt được thỏa thuận ngày hôm nay, mà bởi các chính sách cũng như các khoản đầu tư của mỗi quốc gia. 

Việt Nam và các nước

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.

Nguồn: www.business-standard.com
Quốc tế

Sẽ có những "sao đổi ngôi" nào?

Năm ngoái đánh dấu một giai đoạn đáng nhớ trong nền dân chủ toàn cầu, khi hàng tỷ người tham gia bỏ phiếu một trong những chu kỳ bầu cử quan trọng nhất của thời đại. Bước sang năm 2025, một làn sóng bầu cử mới đang chờ đón, hứa hẹn định hình quỹ đạo của kinh tế và chính trị quốc tế trong nhiều năm tới. Từ Trung Đông đến các quốc gia thuộc nhóm G7, những cuộc bỏ phiếu này có khả năng tái định hình bối cảnh chính trị và tác động đến cán cân quyền lực toàn cầu kéo dài đến thập niên 2030.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Quốc tế

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Sáng 26.12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga, Đại diện thương mại Nga và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong năm 2024; hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào đầu năm 2025.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.