9 nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời giai tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW, giáo dục đại học tập trung thực  hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng.

9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng giáo dục đại  

Thứ nhất, Tăng cường đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục đại học. Trong bối cảnh  tự chủ đại học được triển khai sâu rộng, cơ chế đánh giá và kiểm định đóng vai trò  quan trọng trong việc giám sát và cải tiến chất lượng GDĐH. Các tiêu chuẩn và quy  trình đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo thông dụng (trong  nước và quốc tế) đều tiếp cận theo tư duy hệ thống, trong đó không chỉ kết quả đầu ra  của quá trình đào tạo được đo lường, đánh giá, mà toàn bộ các đầu vào, thành tố bên  trong cùng với hệ thống quản trị chất lượng được xem xét, đánh giá. Hệ thống văn  bản quy định về hoạt động đánh giá, kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục đại  học cần được rà soát, hoàn thiện bảo đảm tính độc lập, thống nhất, đồng bộ, đánh giá  khách quan và đủ độ tin cậy.

Các lĩnh vực STEM theo phân loại của UNESCO tương ứng với 8 lĩnh vực theo Danh mục đào tạo cấp II của Việt  Nam do Thủ tướng ban hành bao gồm: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ  thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng.

Thứ hai,  Hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm,  tối ưu hóa hoạt động của từng cơ sở giáo dục đại học và của cả mạng lưới cơ sở sở giáo dục đại học nhằm cải thiện cơ cấu đào tạo, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu  nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, vùng  kinh tế và của đất nước. Xây dựng hệ thống chỉ số hoạt động (KPIs) và chuẩn cơ sở GDĐH. Sáp nhập, hợp nhất các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động  kém hiệu quả, kém chất lượng; giảm số cơ sở GDĐH công lập. Ưu tiên phát triển một  số đại học lớn, trọng điểm quốc gia và một số trường đại học trọng điểm ngành. Sắp  xếp, chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực  nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các đại học định hướng nghiên cứu. 

Thứ ba, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục đại  học, tiếp tục thực hiện tự chủ giáo dục đại học đi vào chiều sâu và thực chất, tạo điều  kiện cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy mọi tiềm lực; mở rộng phân cấp, phân  quyền gắn với thống nhất quản lý nhà nước, tăng cường giám sát của cơ quan quản lý  nhà nước và của xã hội; xây dựng môi trường minh bạch và chính sách đối xử công  bằng giữa các cơ sở GDĐH, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống. Xây dựng  cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập thay thế cơ chế chủ quản. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức  trong các cơ quan quản lý giáo dục đại học. 

Sinh viên Đại học Huế (Ảnh: ĐH Huế)
Sinh viên Đại học Huế (Ảnh: ĐH Huế)

Thứ tư, Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, thu hút  mạnh mẽ người giỏi trong và ngoài nước về giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và trình  độ. Xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên và chuẩn giảng viên, cụ thể hóa thành bộ chỉ số KPIs. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản  lý trong các cơ sở GDĐH, chú trọng nâng cao năng lực quản trị đại học hiện đại đối  với các vị trí lãnh đạo chủ chốt. 

Thứ năm, Tăng mức chi NSNN cho GDĐH đạt tỉ trọng trên GDP bằng mức trung bình  các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời hoàn thiện các chính sách khuyến khích  đầu tư từ khu vực tư nhân; tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho  các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia có  vai trò, nhiệm vụ dẫn dắt hệ thống.

Thứ sáu, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính cho GDĐH, phân bổ NSNN theo năng  lực và hiệu quả, tăng cường xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đào tạo  và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học gắn với mở rộng chính sách tài chính hỗ trợ người học, không để ai bị mất cơ hội học đại học vì điều kiện kinh tế.

Thứ bảy, Đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐH, từ quản lý nhà nước, giữa các cơ sở GDĐH và trong từng cơ sở GDĐH hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống GDĐH  minh bạch hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, mở rộng cơ hội tiếp cận  GDĐH chất lượng cao. 

Thứ tám, Tiếp tục tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu  khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ  giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.  Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm  trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi  mới sáng tạo, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học.  Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

Thứ chín, Tăng cường hợp tác song phương và đa phương với nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài,  tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy,  nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo  dục ở Việt Nam.

Bộ GD-ĐT kiến nghị công khai phân bổ ngân sách chi cho giáo dục, đảm bảo tối thiểu 20% 

Bộ GD-ĐT kiến nghịBan hành Kết luận về việc GDĐT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW trong giao đoạn tới. 

Bộ GD-ĐT kiến nghịQuốc hội khi thẩm định phương án phân bổ dự toán ngân sách hằng năm đảm  bảo công khai nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực  giáo dục, đào tạo, công khai việc phân bổ hết 100% số Quốc hội giao để đảm bảo tỷ lệ ngân sách cho giáo dục theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội, Luật  Giáo dục 2019; chi đầu tư phát triển tách riêng ngành Giáo dục để đảm bảo tối thiểu  20% tổng chi, trong đó cần phân định rõ số chi hằng năm cho giáo dục đại học. 

9 nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học -0
Bộ GD-ĐT kiến nghị: "Chi đầu tư phát triển tách riêng ngành Giáo dục để đảm bảo tối thiểu  20% tổng chi, trong đó cần phân định rõ số chi hằng năm cho giáo dục đại học" (Ảnh: minh họa)

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán  triệt hơn nữa quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc đặt yêu cầu phát triển  GDĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt phát triển đất nước bằng các cơ  chế chính sách cụ thể, thiết thực.

Nghị quyết số 29 xác định lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất  trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp, tùy theo tiêu chuẩn, công việc, theo vùng. Quan điểm này cũng đã được đặt ra từ Hội nghị lần  thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Do đó, cần có chế độ, chính sách  về lương thích hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách bảo  đảm các nguồn lực phát triển về đội ngũ, cơ chế tài chính và tăng cường đầu tư cho  giáo dục đại học, nhất là các cơ sở GDĐH trọng điểm đã được nêu trong các Nghị quyết phát triển vùng kinh tế.

Với các địa phương, Bộ GD-ĐT đề nghị cần có trách nhiệm quản lý các hoạt động đào tạo trình độ đại học trên địa bàn  theo quy định phân cấp quản lý nhà nước, trong đó có trách nhiệm giải trình và thực  hiện giải pháp giải quyết các tồn tại, hạn chế của GDĐT trình độ đại học tại địa  phương.

Căn cứ vào các quy định của Bộ GDĐT, các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo  dục đại học trên địa bàn đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động đào tạo; đồng thời chịu  trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT trong việc thực hiện  nhiệm vụ liên quan tới đào tạo trình độ đại học của địa phương.

Chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT trong dự toán, phân bổ ngân sách nhà  nước và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho GDĐH; lập và công  khai quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi xã hội hoá giáo dục.

 Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đề nghịtập trung đổi mới quản trị đại học theo cơ chế tự chủ; tăng cường năng lực  đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên; chủ động nâng cao các điều kiện bảo đảm  chất lượng bên trong; quan tâm phát triển chương trình đào tạo; tiếp tục đổi mới  phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; đẩy mạnh ứng dụng  CNTT và chuyển đổi số; đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc  tế hướng đến mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.