Cuộc sống đổi thay từ nguồn vốn tín dụng

Dòng chảy mạnh mẽ và bao phủ rộng khắp của vốn tín dụng chính sách cùng với sự cần cù, sáng tạo của hộ nghèo và các đối tượng chính sách Bình Định, đã góp phần thay đổi, cải thiện cuộc sống của chính họ, vun đắp ấm no và phát triển kinh tế địa phương.

Từ dòng vốn chuyển đổi nhận thức

Đón Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) do Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng dẫn đầu vào đúng ngày giao dịch định kỳ tại Điểm giao dịch xã Canh Thuận, chị Lê Thị Me - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Hà Văn, làng Hà Lũy, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh không kìm nổi niềm vui và sự xúc động. Chị không quên ân tình mà các cán bộ tín dụng chính sách đã giúp chị qua cơn bĩ cực khi năm 2016, chồng mất vì trọng bệnh; hai con nhỏ dại; nghề nghiệp không có; tài sản duy nhất còn lại là 3ha đất bố mẹ cho…

Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao đổi tình hình vay vốn, sử dụng vốn vay của tổ viên với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại Điểm giao dịch xã Canh Thuận
Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao đổi tình hình vay vốn, sử dụng vốn vay của tổ viên với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại Điểm giao dịch xã Canh Thuận

Được sự giúp đỡ của Hội Phụ nữ xã Canh Thuận, sự trợ lực từ 30 triệu đồng vốn vay từ NHCSXH, chưa đầy 2 năm sau (cuối năm 2017), chị Me đã viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Với khoản vay này, chị đầu tư nuôi bò và trồng keo. Thời gian rảnh, chị Me tranh thủ học nghề, đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học. Nhờ chăm sóc tốt, bò giống do Nhà nước cấp đã sinh sản, keo cũng bán được giá. Chị Me tâm sự, thời gian qua, gia đình tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ NHCSXH rất nhiều. Bây giờ kinh tế gia đình khá hơn trước, mẹ con tôi đã có thể tự lực cánh sinh, nên tôi tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo để dành vốn cho những hộ khó khăn hơn.

Ở Canh Thuận, chị Me không phải hộ duy nhất sẵn sàng làm đơn “thoát nghèo” để chia sẻ nguồn lợi mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho người nghèo. Bởi ở một xã miền núi như Canh Thuận với 4 dân tộc Kinh, Bana Chăm và Thái cùng sinh sống, chiếm tổng số hộ 852 hộ/992 hộ dân của xã; tỷ lệ hộ nghèo lên tới 59,1%; hộ cận nghèo chiếm 38,5%, vốn tính dụng chính sách là điều kiện đủ và cấp thiết để người dân thay đổi vận mệnh của cuộc đời mình.

Cũng bởi tinh thần tương thân tương ái, sáng tạo trong sử dụng vốn vay, chị Lê Thị Me còn được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tiêu biểu ở địa phương; quản lý 60 tổ viên với dư nợ trên 2,5 tỷ đồng và nhiều năm liền không có nợ quá hạn, nợ khoanh. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều người dân cũng tìm đến học hỏi cách làm ăn của chị Me và vay vốn tín dụng phát triển kinh tế.

Cùng với chủ trương của NHCSXH dồn vốn cho những địa bàn khó khăn, dòng chảy tín dụng về xã ngày càng mạnh và phủ rộng, hòa quyện cùng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã. Tính đến cuối tháng 4.2019, tổng dư nợ toàn xã lên tới gần 29 tỷ đồng với 808 hộ còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách đã “bao phủ” 8/8 thôn, làng trong toàn xã.

Đến bước chuyển kinh tế - xã hội tỉnh

Chứng kiến 13 dòng vốn tín dụng chính sách đang chuyển dịch trong đời sống và đặc biệt là chất lượng tín dụng của xã không có nợ quá hạn, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng ghi nhận đề cao vai trò của chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể cũng như Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trong công tác phối hợp với NHCSXH triển khai có hiệu quả nguồn vốn chính sách. Đặc biệt, với một xã còn khó khăn như Canh Thuận, sự vào cuộc nhiệt huyết của chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể góp phần tạo ý thức tiết kiệm cho người dân, gia tăng nguồn vốn huy động cho NHCSXH.

Nhờ các chương trình tín dụng ưu đãi, khoảng cách giàu nghèo đã được rút ngắn, tạo điều kiện để họ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Chỉ tính riêng năm 2018, nguồn vốn chính sách đã góp phần phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2018 từ 65% xuống còn 59% vào năm 2019.

Nhìn rộng ra toàn tỉnh Bình Định, nguồn vốn tín dụng đặc biệt có ý nghĩa ở 3 huyện nghèo miền núi thuộc Chương trình 30a, 26 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn III, 47 thôn đặc biệt khó khăn ở 14 xã khu vực II, 18 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và 59 xã thuộc địa bàn vùng khó khăn. Hiện nay NHCSXH tỉnh Bình Định đang triển khai thực hiện 19 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đến nay đạt 3.580 tỷ đồng, 92.249 khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 38,81 triệu đồng/hộ.

Những tác động của dòng vốn chính sách càng thêm rõ khi nhìn lại hành trình hoạt động hơn 16 năm qua, với 594.225 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên toàn tỉnh được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh; trong đó, đã cho vay được 215.941 lượt hộ nghèo, 33.891 lượt hộ cận nghèo, 8.841 lượt hộ mới thoát nghèo để đầu tư sản xuất kinh doanh với mục đích không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu; giúp cho trên 35.012 lượt hộ vay thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm; 4.537 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; 5.589 hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; trên 157.969 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập. Để rồi đến cuối năm 2018, số hộ nghèo, cận nghèo toàn tỉnh giảm còn 56.258 hộ, chiếm tỷ lệ 8,82%.

Tính đến cuối tháng 4.2019, tổng số nguồn vốn huy động trên địa bàn xã Canh Thuận đạt hơn 1,2 tỷ đồng, tăng 318 triệu đồng so đầu năm, đạt 110% kế hoạch. Tiền tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của các tổ chức, cá nhân 782 triệu đồng, tăng 292 triệu so với đầu năm đạt 120% kế hoạch.

------------------------------------------------

Tín dụng chính sách không chỉ là công cụ giảm nghèo hữu hiệu của tỉnh, mà nó còn chứa đựng giá trị nhân văn to lớn. Chính vì vậy, đến thời điểm này, Bình Định đã tin tưởng ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH hơn 108 tỷ đồng để cho vay các chương trình và sẽ được chú trọng triển khai trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh, huyện còn nhận được sự hỗ trợ về bố trí đất để xây dựng trụ sở làm việc…

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Nguyễn Thanh Tùng

Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới
Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21.12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Xã hội

Dấu ấn toàn diện trong các mặt công tác

Năm 2024 là năm Bộ Nội vụ rất bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ, dồn dập, nhiều việc khó, phức tạp như vấn đề vị trí việc làm, tiền lương, thi tuyển công chức, sắp xếp, tinh gọn bộ máy… nhưng với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, ngành nội vụ đã phát huy cao độ trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây là đánh giá của hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...