Xuân về Đất mũi Cà Mau

Cà Mau, địa danh thiêng liêng thuộc cực Nam của Tổ quốc đón xuân mới bằng một màu xanh bát ngát của tràm, đước. Rạng rỡ trong sắc xanh là nhiều dự án, công trình, hạ tầng giao thông hiện đại đã hoàn thành. 

Về Đất Mũi, nghe rõ nhịp sống đổi thay. Đến U Minh, cảm nhận giấc mơ rừng vàng biển bạc đang thành hiện thực.

Cà Mau rất gần

Đường về với Cà Mau, với Đất Mũi không còn xa như lời bài hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở tận cùng bản đồ Việt Nam”. Sự hiện diện điểm cuối cột mốc đường Hồ Chí Minh tại Cà Mau đã hiện thực hoá ước mơ non sông nối liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Con đường mang tên Bác đã mở cơ hội cho đông đảo du khách và nhiều nhà đầu tư trở về làm giàu quê hương.

Xuân về Đất Mũi Cà Mau -0
Biểu tượng con tàu tại Khu du lịch Đất Mũi, Cà Mau

Chị Mỹ Duyên, quê ở xã  Đất Mũi là một doanh nhân thành công ở Úc chia sẻ, "con tôm ôm cây đước" đã trở thành biểu tượng đặc trưng của người dân quê chị. Cà Mau có hơn 80.000 ha diện tích rừng ngập mặn, lớn nhất cả nước với hơn 27.500 ha nuôi tôm dưới tán rừng, chủ yếu tập trung tại huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều mô hình nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Naturland, VietGAP, EU Organic, Canada Organic, Selva Shrimp, ASC… là vùng nguyên liệu dồi dào cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy hản sản. Bởi vậy, xuân này  chị muốn về tìm hiểu cơ hội đầu tư ở quê nhà.

Xuân về Đất Mũi Cà Mau -0
Mang Xuân yêu thương đến trẻ em nghèo Đất Mũi

Các chương trình, chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các Bộ, ngành và của tỉnh Cà Mau đã giúp nhiều doanh nghiệp như chị Duyên đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất khẩu.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, đây là năm thứ 3 liên tiếp Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD, bất chấp biến động thị trường do ảnh hưởng dịch bệnh, xung đột vũ trang…Giá trị GRDP ngành nông nghiệp đạt gấp 1,5 lần so với năm 2025. Sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh cơ bản đạt trình độ hiện đại, bền vững. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tương đương với bình quân của cả nước.

Không ít du khách cũng tìm về Cà Mau sau sự kiện lớn của người dân cả nước là thông xe tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó đến Đất Mũi. Sự kiện này cũng giúp hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm về tỉnh thuận tiện mà không còn bị đò ngang cách trở.

Mạnh mẽ bứt phá

Sau 25 năm tái thành lập tỉnh, Cà Mau đã có sự phát triển vượt bậc, từ địa phương nghèo thuần nông đã trở thành 1 trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL. Kinh tế Cà Mau đang phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 2/3 cơ cấu kinh tế; ngư, nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững. Cà Mau là tỉnh trọng điểm về nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Xuân về Đất Mũi Cà Mau -0
Chợ hoa Tết trên phố Lê Đại Hành, TP. Cà Mau

Bí thư Tỉnh ủy  Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải, cho biết, tỉnh đã có nhiều chính sách kêu gọi, thu hút cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, gắn với vùng nguyên liệu để từ đó, người dân nông thôn được tiếp xúc với những tiến bộ kĩ thuật, ứng dụng vào sản xuất hiệu quả hơn.

Không chỉ ở Đất Mũi, Ngọc Hiển, Năm Căn đã hiện thực hóa được giấc mơ biển bạc, nông dân vùng cực Nam của Tổ quốc còn chung tay làm nên cuộc “cách mạng xanh” cho vùng đất Cà Mau. Điển hình là các dự án “Tôm sinh thái, tôm hữu cơ”, "Mô hình nông nghiệp thông minh” ở vùng ngọt TP. Cà Mau, rừng U Minh, hay các huyện như Trần Văn Thời, Thới Bình.

Xuân về Đất Mũi Cà Mau -0
Thuyền hoa ở Cột mốc Đường Hồ Chí Minh, điểm cuối Cà Mau

Đến nay, tỉnh đã thành công trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ với khoảng 900 ha lúa tôm hữu cơ; 19.000 ha tôm rừng (tôm sinh thái, hữu cơ); trên 150 ha hoa màu, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP; 1 nghìn ha dược liệu hữu cơ dưới tán rừng, trên 3.000 con gia súc, gia cầm theo các tiêu chuẩn an toàn sinh học…

Tạm biệt Đất Mũi, ấn tượng trong tôi không chỉ có biển bạc, rừng vàng mà đặc biệt hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay trên biểu tượng con tàu vượt sóng ra khơi, và cột mốc tọa độ đánh dấu chủ quyền quốc gia.

Cà Mau không xa, Đất Mũi không xa khi nhiều dự án đầu tư đang được tỉnh đề xuất sẽ tiếp tục được triển khai nơi đây:  24 dự án điện gió, dự án Nhà máy điện Cà Mau 3; cụm công nghiệp chuyên ngành năng lượng và dự án Nhà máy sản xuất khí hydro xanh; nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau, đầu tư phát triển cảng biển; hỗ trợ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Năm Căn. Mạnh mẽ bứt phá phát triển kinh tế tại một địa danh có ý nghĩa thiêng liêng, giữ vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia, thật mừng trong mùa xuân này.

Đời sống

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024
Xã hội

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ (Ảnh: Thế Hùng)
Đời sống

Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo động lực giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ chú trọng, bám sát đến nguyện vọng của người lao động, nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024
Đời sống

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngày 23.10, Triển lãm Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (HanoiTex & HanoiFabric 2024) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.

Trẻ nam và nữ đều cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, kiến thức nhận biết hành vi xâm hại. Ảnh: Vân Anh
Xã hội

Hậu quả nặng nề của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Trên thực tế, những vụ xâm phạm tình dục trẻ em đều để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn cả về mặt tâm lý, khiến các em luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh, rất khó hòa nhập lại với cộng đồng. Là địa bàn tỉnh miền núi Tây Bắc, tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em ở Sơn La thời gian qua diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Xã hội

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng từ Chùa Ba Vàng vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị xã Đông Triều tổ chức tại nhà ông Nguyễn Viết Thướng - Thương binh hạng 4, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều). 

Bác sĩ, Trạm trưởng trạm y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn.
Xã hội

Bài 1: Nền tảng xây dựng công dân ưu tú

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Quán triệt quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện M'Drắk nói riêng luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, tạo môi trường học tập công bằng cho tất cả người dân, đặc biệt là những người yếu thế trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách từ Trung ương tới địa phương, M'Drắk đã trao cơ hội và tạo dựng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nền tảng tri thức, giúp các em vững vàng bước vào đời bằng việc thực hiện tốt Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.