Cần xây dựng chính sách quản lý rõ ràng, nhất quán với thuốc lá thế hệ mới

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê cho biết, do chưa có chính sách, quy định pháp luật cụ thể về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng chưa cao.

- Thời gian qua công tác kiểm tra, xử lý thuốc lá thế hệ mới nhập lậu đã được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ảnh 1- Ông Nguyễn Đức Lê- Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường. Ảnh BN.jpg
Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê. Ảnh: BN

- Ông Nguyễn Đức Lê: Thời gian qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã thường xuyên chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu và việc kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, các kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm và các kế hoạch kiểm tra chuyên đề có liên quan đến mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới.

Cùng với đó, Tổng cục Quản lý thị trường đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi nhập lậu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng. Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật chuyên đề về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong kinh doanh rượu và thuốc lá của Bộ Công Thương. Đặc biệt, đã ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến mặt hàng thuốc lá thế hệ mới.

- Công tác đấu tranh với các hành vi buôn bán hàng cấmthuốc lá điếu nhập lậu nói chung và việc kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá thế hệ mới nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ nói riêng đã cho kết quả như thế nào, thưa ông?

- Ông Nguyễn Đức Lê: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến quý I năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường đã triển khai hơn 9 nghìn vụ thanh tra và kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu và 707 vụ thuốc lá thế hệ mới. Qua đó, đã phát hiện hơn 7.200 vụ thuốc lá điếu nhập lậu và 707 vụ thuốc lá thế hệ mới vi phạm pháp luật. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường đã chuyển 45 thuốc lá điếu nhập lậu và 2 vụ thuốc lá thế hệ mới sang cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua việc thanh tra, kiểm tra trên, lực lượng quản lý thị trường đã xử phạt hơn 33 tỷ đồng từ thuốc lá nhập lậu và gần 9 tỷ đồng từ thuốc lá thế hệ mới; thu từ bán hàng hóa, phương tiện bị tịch thu từ số vụ thuốc lá điếu nhập lậu gần 550 triệu đồng. Như vậy, giá trị hàng hóa vi phạm từ số vụ thuốc lá điếu nhập lậu là gần 14,5 tỷ đồng, từ số vụ thuốc lá thế hệ mới là hơn 92 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy từ thuốc lá điếu nhập lậu là hơn 7,6 tỷ đồng và từ thuốc lá thế hệ mới là hơn 90 tỷ đồng.

Từ công tác thanh tra, kiểm tra về mặt hàng thuốc lá của lực lượng quản lý thị trường cho thấy, hành vi vi phạm phổ biến của mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu là buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm. Còn với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới hành vi vi phạm phổ biến là kinh doanh hàng hóa nhập lậu; cố ý vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng hóa nhập lậu.

Ảnh 2- Ban chỉ đạo 389 Gia Lai tiêu hủy thuốc lá nhập lậu. Ảnh Cục QLTT Gia Lai.jpg
Ban chỉ đạo 389 Gia Lai tiêu hủy thuốc lá nhập lậu. Ảnh: Cục QLTT Gia Lai

- Theo ông, đâu là những khó khăn vướng mắc trong công tác đấu tranh với các hành vi buôn bán hàng cấm thuốc lá điếu nhập lậu nói chung và việc kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá thế hệ mới nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ nói riêng ?

- Ông Nguyễn Đức Lê: Trong quá trình triển khai kiểm tra, xử lý phòng chống buôn lậu đối với thuốc lá điếu nhập lậu thì vướng mắc hiện nay là pháp luật đã có quy định cụ thể xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm. Tuy nhiên, việc xác định giá trị hàng cấm để xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, hàng cấm không có giá niêm yết, không có tờ khai nhập khẩu, không có thông báo giá của cơ quan tài chính ở địa phương, không thể áp dụng giá thị trường để xác định giá trị. Đồng thời, hội đồng định giá để xác định giá trị tang vật là hàng cấm cũng không có cơ sở cho việc định giá hàng cấm. Do vậy, Chính phủ cần có quy định cụ thể căn cứ cho việc xác định giá trị hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu để áp dụng thống nhất.

Trong khi đối với thuốc lá thế hệ mới, hiện nay chưa có cơ chế chính sách quản lý rõ ràng và quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Bởi kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không thuộc ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020. Đồng thời, cũng chưa có quy định pháp luật cấm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Vì vậy, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá thế hệ mới, các cơ quan, lực lượng chức năng không có căn cứ áp dụng các quy định pháp luật xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Ảnh 3- Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh tiến hành khám các kiện hàng chứa sản phẩm thuốc lá điện tử. Ảnh Cục QLTT Quảng Ninh (1).jpg
Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Ninh tiến hành khám các kiện hàng chứa sản phẩm thuốc lá điện tử. Ảnh: Cục QLTT Quảng Ninh

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, “Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá” thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay chưa có cơ sở để xác định thuốc lá điện tử là sản phẩm thuốc lá và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Do vậy, chưa có quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Do chưa có chính sách, quy định pháp luật về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới chưa cao.

Trước thực tế trên, vấn đề xây dựng chính sách quản lý rõ ràng, nhất quán đối với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Đời sống

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục chương trình làm việc với các bộ liên quan về thực hiện chính sách, pháp luật về quảng cáo; góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo, sáng 26.9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Triệu Thế Hùng chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Giám đốc BHXHVN Nguyễn Thế Mạnh thăm và tặng quà bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. (Ảnh BHXHVN)
Đời sống

BHXH Việt Nam nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho người dân sau thiên tai

Ngay sau khi nhận được thông báo kết luận của Bộ Chính trị về giải quyết hậu quả bão số 3 (Yagi), Ban cán sự đảng BHXH Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo, yêu cầu cấp uỷ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện.

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Tuy Lộc (TP. Yên Bái) cho vay bổ sung vốn sau bão lũ để khôi phục sản xuất.
Đời sống

Đưa vốn chính sách về vùng lũ Yên Bái

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của bão số 3 (Yagi) và đợt mưa to, lũ lớn từ ngày 5 - 11.9. Cơn bão và mưa lũ đã gây tổn thất nặng nề về người và của cho nhân dân; để khẩn trương giúp bà con ổn định đời sống và sản xuất, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cũng đang ráo riết chuyển vốn về các điểm bị ảnh hưởng...

Cơ hội đổi đời cho hàng nghìn lao động
Xã hội

Cơ hội đổi đời cho hàng nghìn lao động

Gần 182 tỷ đồng vốn được giải ngân; gần 3.000 lao động được vay vốn giải quyết việc làm... là những kết quả khích lệ sau 9 tháng năm 2024 Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Sơn Tây, Hà Nội đạt được khi nỗ lực chuyển tải nguồn vốn vay giải quyết việc làm tới các đối tượng chính sách trên địa bàn; giúp hàng nghìn lao động có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đổi đời, ổn định cuộc sống.

Hành trình thiện nguyện vượt qua bão lũ
Đời sống

Hành trình thiện nguyện vượt qua bão lũ

Đoàn từ thiện của chúng tôi tới Trường mầm non Bình Long (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) - một trong những điểm trường bị ảnh hưởng bởi bão số 3 vừa qua, vui mừng khi chứng kiến niềm hân hoan bởi những cuốn sách, hộp bút, đồ chơi đã được trao đến tận tay thầy, cô giáo, các em học sinh nơi đây...

Tăng cường hợp tác toàn cầu về phòng, chống ma túy
Đời sống

Tăng cường hợp tác toàn cầu về phòng, chống ma túy

Việt Nam ủng hộ quan điểm không khoan nhượng với ma túy và tiếp tục theo đuổi mục tiêu lâu dài hướng tới một khu vực không ma túy, cân bằng giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thông qua các biện pháp thực thi pháp luật và các giải pháp kinh tế - xã hội nhằm loại bỏ các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tệ nạn ma túy, đồng thời chú trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy theo 3 Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy.