Sức sống của Chỉ thị số 40-CT/TW ở Đắk Lắk

Bài 1: Nền tảng xây dựng công dân ưu tú

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Quán triệt quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện M'Drắk nói riêng luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, tạo môi trường học tập công bằng cho tất cả người dân, đặc biệt là những người yếu thế trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách từ Trung ương tới địa phương, M'Drắk đã trao cơ hội và tạo dựng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nền tảng tri thức, giúp các em vững vàng bước vào đời bằng việc thực hiện tốt Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).

Trên dưới đồng tâm

Chương trình tín dụng đối với HSSV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lần đầu tiên tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27.9.2007, với mục tiêu sử dụng nguồn lực của Nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về kinh tế.

Với mức vay ban đầu là 800.000 đồng/HSSV, đã đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của HSSV. Qua 12 năm thực hiện Chương trình, năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1656/QĐ-TTg về điều chỉnh mức vay đối với HSSV từ mức 1,5 triệu/tháng/HSSV lên mức 2,5 triệu/tháng/HSSV, mức này có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của HSSV. Đây có thể nói là một bước điều chỉnh khá mạnh mức vay đối với HSSV trong 12 năm qua.

Bác sĩ, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn. Ảnh: Đức Kiên
Bác sĩ, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn. Ảnh: Đức Kiên

Đến tháng 4.2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Theo đó, HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 được hỗ trợ vay tối đa 10 triệu đồng/người với lãi suất 1,2%/năm để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

Mới đây nhất, tháng 3.2023, Thủ tướng Chính phủ quyết định tăng mức cho vay tối đa đối với chương trình HSSV từ 2,5 triệu đồng/HSSV/tháng lên 4 triệu đồng/HSSV/tháng. Cùng với đó, ngoài hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất còn thêm hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật cũng được thụ hưởng Chương trình ưu đãi này.

Mặc dù các mức vay tại từng thời điểm chưa thể đáp ứng được nhu cầu của HSSV và mức học phí hiện hành nhưng đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đối với các HSSV có hoàn cảnh khó khăn, tạo bệ đỡ cho họ vươn lên.

Người dân hưởng lợi

Có chiếc gậy chính sách của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk không chỉ vận dụng tối đa sức mạnh của các chương trình, chính sách mà còn lôi cuốn cả hệ thống chính trị, xã hội vào cuộc. Nhờ vậy, người dân Đắk Lắk được kịp thời tiếp thêm nghị lực vươn lên thay đổi cuộc sống. Nguồn vốn cho vay HSSV là một ví dụ, không chỉ giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập, tạo lập cuộc sống trong tương lai mà còn tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, những công dân ưu tú cho địa phương.

Theo NHCSXH Đắk Lắk, đến nay, dư nợ cho vay HSSV trên địa bàn tỉnh đạt hơn 123 tỷ đồng (chiếm 1,55% tổng dư nợ chính sách xã hội, tăng gần 6,6 tỷ đồng so với cuối năm 2023).

Trên hành trình giảm nghèo, phát triển bền vững của xã Krông Jing, huyện M'Drắk ghi đậm dấu ấn của đảng viên H'Yên Niê - Bác sĩ, Trạm trưởng Trạm Y tế xã. Vào thời điểm hơn chục năm về trước, ở một nơi xa xôi và lạc hậu, việc trở thành bác sĩ, trạm trưởng trạm y tế xã là thành công không hề dễ dàng đối với cô gái trẻ người Ê Đê.

Nhớ lại năm 2009, khi nhận giấy báo nhập học Đại học Y khoa, H'Yên Niê vui thì ít mà lo lắng thì nhiều. "Gia đình tôi nói chung rất là lo, cũng muốn cho tôi đi học nhưng mà kinh tế thì khó khăn. Nhưng rất may vào năm đó, NHCSXH tỉnh đã có chương trình cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như tôi được vay vốn đi học. Vì thế mà bản thân tôi, đặc biệt là bố mẹ như trút được gánh nặng ngàn cân. Cả nhà đều vui vì từ đây, con đường tới tương lai tươi sáng cho tôi và gia đình đã mở ra..." - H'Yên Niê tâm sự.

Sau khi ra trường và được về công tác tại chính địa phương của mình, H'Yên Niê thực sự rất hạnh phúc với những gì mình đã được học và áp dụng vào chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Với H'Yên Niê, tín dụng chính sách xã hội không chỉ hỗ trợ đồng bào dân tộc có điều kiện phát triển trồng trọt, chăn nuôi, mà còn trao cả tương lai tươi sáng cho con cái họ.

Bằng sự kiên trì, "mưa dầm thấm lâu", ý nghĩa nhân văn này đã được bác sĩ H'Yên Niê lan tỏa đến từng hộ dân trong xã, với mong muốn có thêm nhiều bạn trẻ người dân tộc thiểu số được đi học để trở thành những cán bộ ưu tú, trở về cống hiến cho quê hương. H'Yên Niê đã nói với đồng bào mình - những người đang là học sinh, sinh viên hãy cố gắng học tập vì cơ hội phía trước vô cùng rộng mở.

"Nếu có khó khăn về kinh tế, các bạn có thể liên hệ với chính quyền hoặc trực tiếp là NHCSXH huyện M'Đrắk. Nguồn vốn dù không lớn nhưng đủ cho chúng ta trang trải phần lớn chi phí học tập; vả lại, lãi suất ưu đãi và thời hạn, thủ tục vay phù hợp với hoàn cảnh của bà con mình..." H'Yên Niê nói.

H'Yên Niê nhấn mạnh thêm, "chỉ có cách học thì mới đưa bản thân mình lên, chạm tới ước mơ của mình thôi. Với tư cách là một đảng viên, tôi mong tất cả các bạn HSSV đều học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rồi sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Chỉ cần như vậy thôi là các bạn sẽ thành công".

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua, chương trình tín dụng ưu đãi dành cho HSSV ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn, giúp HSSV có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng tương lai. Chương trình không chỉ giúp H'Yên Niê biến ước mơ thành hiện thực mà còn tạo điều kiện cho hơn 8.000 HSSV nghèo tại Đắk Lắk được tiếp cận với tri thức.

Xã hội

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).