TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn cả nước và còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố. Thành phố tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo bảo đảm lâu dài gắn với mục tiêu phát triển bền vững, chăm lo tốt an sinh xã hội.

Với phương châm không để người nghèo bị bỏ lại phía sau và không để tái nghèo, TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, thành phố xác định không chỉ giảm hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia mà thường xuyên bổ sung, nâng cao chuẩn nghèo để bảo đảm tính bền vững lâu dài. Theo đó, chuẩn hộ nghèo thành phố là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/năm từ 46 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Để bảo đảm chương trình giảm nghèo có hiệu quả thực chất, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về việc tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố. Mục tiêu chính hướng tới là hỗ trợ người nghèo được thoát nghèo và được hưởng những nhu cầu tối thiểu về điều kiện sống, các dịch vụ xã hội cơ bản. Cùng với đó, thành phố quan tâm làm tốt công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, thiếu niên thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo.

the-nao-la-nguoi-lao-dong-da-qua-hoc-nghe-dao-tao-nghe-1898-7205.jpg
TP. Hồ Chí Minh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Thi Nguyễn

Thông qua nhiều giải pháp hỗ trợ từ chính sách của TP. Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và sự vươn lên thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo tại thành phố giảm xuống còn 0,33%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đề ra. Đến nay, 9 địa phương cấp huyện hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2021-2025, gồm: Quận 3, 5, 7, 10, 11, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận và huyện Củ Chi.

Cuối năm 2022, TP. Hồ Chí Minh không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, hoàn thành trước thời hạn hơn hai năm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đã đề ra là đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia và còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo của thành phố. Năm 2024, thành phố huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện những chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo với tổng kinh phí dự kiến hơn 13.700 tỷ đồng. Mục đích cuối cùng của thành phố là bảo đảm cuộc sống cho người dân, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để tái nghèo.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn cả nước và còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố. Đồng thời, đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, nâng cao chất lượng công tác giảm nghèo bền vững. Đến năm 2030, thành phố phấn đấu giải quyết việc làm bình quân cho 300.000 lượt người/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%. TP. Hồ Chí Minh sẽ nâng mức chuẩn nghèo của thành phố về thu nhập cao gấp 2 lần so với mức chuẩn chung cả nước vào năm 2030.

Trước mắt, thành phố cũng xác định năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành mục tiêu phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn thành phố giai đoạn 2021-2025 hướng tới chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Đời sống

Bác sĩ, Trạm trưởng trạm y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn.
Xã hội

Bài 1: Nền tảng xây dựng công dân ưu tú

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Quán triệt quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện M'Drắk nói riêng luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, tạo môi trường học tập công bằng cho tất cả người dân, đặc biệt là những người yếu thế trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách từ Trung ương tới địa phương, M'Drắk đã trao cơ hội và tạo dựng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nền tảng tri thức, giúp các em vững vàng bước vào đời bằng việc thực hiện tốt Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Đại diện Đoàn Thanh niên Vietcombank trao tặng kinh phí tu sửa Trường Mầm non Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đời sống

Đoàn Thanh niên Vietcombank tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu"

Mới đây, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phối hợp với Đoàn Thanh niên các đơn vị, gồm: Thanh tra Chính phủ, cơ quan Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các Tỉnh đoàn Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu", với tổng giá trị trao tặng là 415 triệu đồng.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai
Đời sống

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai

Ngày nay, dữ liệu có tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Thực tế này đòi hỏi KTNN phải xây dựng hạ tầng dữ liệu để quản lý, lưu trữ, vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó tích hợp, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan nhằm tối đa hóa sử dụng và giá trị của dữ liệu, hướng tới kiểm toán số trong tương lai.