BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đẩy mạnh thực hiện chính sách bảo hiểm

Năm 2024, BHXH tỉnh Phú Yên đã đề ra mục tiêu bảo đảm chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH đạt tỷ lệ 20% lực lượng lao động trong độ tuổi, tỷ lệ bao phủ BHYT bằng hoặc cao hơn năm 2023 là 94,21% dân số. Trong quá trình triển khai, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia BHXH, BHYT có nhiều chuyển biến. Việc giải quyết, chi trả các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng. Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT, BHTN được tăng cường. Việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ được thực hiện hiệu quả; công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN ngày càng đa dạng, tích cực và có hiệu quả.

483cae2834708c2ed561-425-3673.jpg
Nhân viên Bưu điện thành phố Tuy Hòa phối hợp với BHXH tỉnh Phú Yên cập nhật và phát thẻ ATM cho người nhận lương hưu. Ảnh: BHXH tỉnh Phú Yên

Báo cáo đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 9 tháng đầu năm toàn hệ thống BHXH tỉnh cho thấy, nhìn chung, toàn hệ thống BHXH đã thực hiện tốt công tác truyền thông các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến với người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh, gắn với việc phát triển người tham gia; tập trung công tác thu, giảm số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN; giải quyết kịp thời, đúng, đủ các chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người thụ hưởng; giám sát, quản lý chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo cân đối nguồn quỹ…

Tính đến 30.9.2024, toàn tỉnh có 79.255 người tham gia BHXH, đạt tỷ lệ 17.88% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT là 829.329 người, đạt tỷ lệ bao phủ 94,37% dân số; tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN hơn 1.598 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 74,2% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Trong 9 tháng đầu năm 2024, BHXH tỉnh đã giải quyết cho 701 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; 8.525 người hưởng các chế độ một lần; giải quyết cho 10.760 lượt người hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; toàn tỉnh có gần 1,3 triệu lượt người KCB BHYT với tổng số chi KCB BHYT hơn 510 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHXH và BHYT trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: công tác phát triển người tham gia mới còn gặp nhiều khó khăn; công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương có nơi chưa thực sự quyết liệt; tình trạng nhiều doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH kéo dài vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN...

Tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp

Trong bối cảnh có những thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen, BHXH tỉnh Phú Yên tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Giám đốc BHXH tỉnh Phú Yên Trần Văn Toán nhấn mạnh, thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều, toàn hệ thống tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó chú trọng tăng cường truyền thông chính sách BHXH, BHYT các tháng cuối năm 2024. Trọng tâm thực hiện tốt công tác truyền thông để phát triển người tham gia BHXH, BHYT nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2024 song song với truyền thông những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Đối với công tác thu, cần tăng cường làm việc trực tiếp với đơn vị sử dụng lao động để đối chiếu hồ sơ đóng, trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN kịp thời, đúng quy định, giảm đến mức thấp nhất số tiền chậm đóng.

Bên cạnh đó, phối hợp với ngành y tế tổ chức đánh giá tình hình thực hiện công tác KCB BHYT 9 tháng đầu năm, đề ra các giải pháp nhằm quản lý và kiểm soát hiệu quả việc sử dụng chi phí KCB BHYT những tháng cuối năm 2024; tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kết hợp đẩy mạnh chuyển đổi số, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống dữ liệu.

Ngoài ra, tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; thực hiện phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

“Thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết chế độ BHXH cho người lao động kịp thời, minh bạch, đúng, đủ quyền lợi; giám sát, phối hợp, can thiệp, bảo vệ người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi đúng quy định; chủ động đề ra các giải pháp phù hợp, cụ thể, hiệu quả để kiểm soát, quản lý người hưởng, quản lý quỹ BHXH chặt chẽ, quản lý quỹ BHYT đảm bảo cân đối theo dự toán của Chính phủ”, ông Trần Văn Toán cho hay.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.