Tự chủ trong giáo dục Đại học - Từ chính sách đến thực tiễn

Xu hướng không thể đảo ngược

Tự chủ ví như “con dao hai lưỡi”, thực hiện tốt sẽ thúc đẩy cơ sở giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ, và ngược lại có thể tác động đến sự tồn vong của các trường. Song dù muốn hay không, công cuộc tự chủ, đổi mới giáo dục đại học là quá trình liên tục và là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược.

Tính hai mặt

Phiên họp chuyên đề “Đẩy mạnh tự chủ trong giáo dục đại học: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp” do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức sáng 19.11, đã bàn đến những vấn đề mang tính then chốt của tự chủ đại học. Thực tế thời gian qua, tự chủ trong giáo dục đại học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáo dục đại học Việt Nam như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, bước đầu được đánh giá tích cực, có thành tựu nhất định và được xã hội công nhận.

Đơn cử, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã mạnh dạn tiến hành tự chủ từ năm 2017, và đạt được nhiều kết quả. Hiệu trưởng nhà trường, PGS. TS Đỗ Văn Dũng cho biết: “Tự chủ mà chất lượng kém thì không khác gì 'tự sát', nhưng rõ ràng, tự chủ là tất yếu. Những năm qua, nhà trường đã thực hiện tự chủ sâu rộng trong hầu hết lĩnh vực, liên tục đổi mới sáng tạo, cố gắng đưa những luồng gió mới của thời đại vào cuộc sống mới của mọi thành viên và tất cả hoạt động của nhà trường. Tự chủ đại học và đổi mới song hành, đã và đang đạt được những thành công vượt bậc”.

“Tự chủ mà chất lượng kém thì không khác gì 'tự sát'” - điều đó đã nói lên tính chất hai mặt của tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học. Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, GS. TS Nguyễn Văn Minh, tự chủ đại học là vấn đề vĩ mô song cũng rất cụ thể, có tác động mang tính hệ thống đến phát triển đại học. Nhiều vấn đề đặt ra về học thuật, tổ chức bộ máy nhân sự, nhất là vấn đề tự chủ tài chính..., nếu làm không cẩn thận để dẫn tới áp lực, sẽ dễ xảy ra tình trạng “mua bán tri thức”.

Đi từ câu chuyện của 23 trường được giao quyết định tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, TS Lê Đông Phương chỉ ra, mặc dù được coi như một mẫu hình về thực hiện tự chủ đại học, song các trường cũng cho thấy nhiều bất cập chưa thể khắc phục. “Tự chủ nhưng chừng nào vẫn tư duy coi đó là một tổ chức hành chính sự nghiệp thì khó tránh khỏi còn nhiều ràng buộc, như học phí tự thu nhưng muốn chi tiêu, đầu tư chỗ nào cũng phải cân nhắc, giới hạn như tiêu ngân sách. Rồi khi nhìn từ góc độ hệ thống, dường như tự chủ đang bị một số đơn vị lợi dụng, cứ chạy theo dư luận xã hội, chỉ nói về quyền mà không lưu tâm tự chủ vốn dĩ là phẩm chất của nhà trường, mà phẩm chất không tách rời trách nhiệm...”.

Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam
Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam 

Dò đá qua sông”

Hội thảo Giáo dục - VEC 2020 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp tổ chức ngày 27.11 tới sẽ có chủ đề “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”. Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các nhà hoạch định chính sách cùng trao đổi, thảo luận về tự chủ đại học; đề xuất ý tưởng, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách và việc thực thi chính sách, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm và nâng cao hiệu quả tự chủ trong giáo dục đại học...

Tự chủ không chỉ liên quan đến cơ sở giáo dục đại học công lập mà có lẽ phải nhìn nhận rõ đó là thuộc tính của hệ thống các trường đại học. Từ nhận định này, Chủ tịch Đại học FPT, TS Lê Trường Tùng nhấn mạnh: Tự chủ thì phải nhanh, nhưng cơ chế xin - cho từ trước đến nay đã kìm hãm cái “nhanh” này. Cho nên, câu chuyện không còn là tự túc hay không tự túc nữa, mà tự chủ đã trở thành tất yếu, được khẳng định là quyền tự quyết trong hành lang pháp lý. “Nói vậy thì hành lang pháp lý phải đủ rộng. Nếu hành lang pháp lý hẹp thì các trường chen chúc nhau, cuối cùng khó vẫn hoàn khó. Bây giờ thời đại thay đổi, phát triển gắn với tốc độ, ví von thì là giờ đây 'cá nhanh nuốt cá chậm' chứ không phải 'cá lớn nuốt cá bé' nữa. Tự chủ là để các trường được đổi mới sáng tạo, được phát triển với tốc độ nhanh”.

Có điều, trong bối cảnh đòi hỏi sự phát triển với tốc độ nhanh như vậy, nhiều vấn đề liên quan đến nguồn lực, cơ chế vận hành đang có sự vướng mắc, chồng chéo, hoặc làm nhưng chưa tới. Như phân tích của Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh, PGS. TS Trần Diệp Tuấn về tổ chức bộ máy, nhân sự: Cỗ xe đảng ủy - hội đồng trường - hiệu trưởng vận hành như thế nào khi quy trình bổ nhiệm vẫn phải tuân thủ Luật Viên chức, nghĩa là vẫn có sự kiểm soát từ trên xuống dưới? Nhiều quy định của các luật khác đang kìm hãm sự tiến bộ của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Hay khi xảy ra sự cố, phải “tuýt còi” ai, truy cứu trách nhiệm thuộc về ai... chưa được chỉ ra. Ngay chính sách đặt hàng của Chính phủ đối với các trường đến thời điểm này cũng chưa rõ ràng.

Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Quang Linh nêu quan điểm, tự chủ đại học là vấn đề quan trọng, cần có chính sách phù hợp, sao cho từ đó thúc đẩy giá trị của giáo dục đại học tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tự chủ đi liền với quản trị, nếu chỉ chăm chăm đi tìm giải pháp phân xử quyền lực trong nhà trường thì rất khó để tập trung phát triển, chưa kể làm đúng luật này lại “trật” luật khác.

Cùng tâm tư về vấn đề mối quan hệ giữa các thiết chế trong và ngoài nhà trường, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, TS Phạm Hồng Quang thẳng thắn: “Tự chủ phải khai phóng tư tưởng để phục vụ cộng đồng, thay vì như hiện nay các đơn vị vừa làm vừa sợ. Đôi khi có những việc chúng tôi thậm chí cảm thấy tốt nhất là không làm, vì làm là vướng”.

Không để “dò đá qua sông”, vừa làm vừa sợ, những tồn tại thời gian qua trong các cơ sở giáo dục đại học cần được nhận diện, giải quyết rốt ráo, bảo đảm thực hiện tốt tự chủ đại học. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tự chủ đại học là chủ trương đúng đắn, là xu hướng không thể đảo ngược. Nhưng thực hiện tự chủ là cả quá trình, mấu chốt là thay đổi nhận thức, quan điểm của các bên liên quan. “Hệ thống vận hành đang trong thời kỳ quá độ, tháo gỡ từng vướng mắc nhưng có sự chuyển dịch theo chiều tích cực. Đó là cơ sở để từng bước chúng ta học hỏi, làm tốt hơn, đẩy mạnh tự chủ đại học, đem lại những khởi sắc và đột phá”.

Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”
Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”

Nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra mắt nền tảng nhanlucso.org.vn…Sự kiện ra mắt diễn ra cùng Hội thảo “Tương lai việc làm trong nền kinh tế số”.

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
Giáo dục nghề nghiệp

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm 2023 quy tụ hơn 150 doanh nghiệp khắp cả nước, ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, quản trị du lịch - khách sạn - nhà hàng... cung cấp hơn 8.000 việc làm. 

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển
Giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển

Chiều 5.12, tham gia tọa đàm Chuyên đề 2 “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế” tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho rằng, bên cạnh tiến độ bao phủ vaccine và các trụ cột quan trọng như phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng thể chế; chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng.
Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế tất yếu, khách quan. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020

Ngày 27.11, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội thảo Giáo dục Việt nam 2020 với chủ đề Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ sở giáo dục đại học tổ chức.
Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể
Giáo dục nghề nghiệp

Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể

Tự chủ đại học được coi là nhân tố quyết định tạo nên thành công của các cơ sở giáo dục đại học. Để các quy định về tự chủ đại học trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể, như có hướng dẫn để sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học theo Luật; tạo hành lang pháp lý huy động vốn đầu tư; và trên hết, cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học.
Giải phóng năng lượng sáng tạo
Giáo dục nghề nghiệp

Giải phóng năng lượng sáng tạo

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, tự chủ đại học không đơn giản chỉ trong nhận thức mà là cả quá trình, đòi hỏi phải có cơ chế và tiềm lực. Bản chất của tự chủ là giải phóng năng lượng của các nhà trường, tạo điều kiện cho thầy cô sáng tạo, từ đó truyền tư duy độc lập cho sinh viên…
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học

Trao đổi với báo chí ngày 25.11 về Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, từ góc độ cơ quan lập pháp, giám sát, Ủy ban mong muốn qua hội thảo nhìn nhận ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện tự chủ đại học, đề xuất giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự
Giáo dục nghề nghiệp

Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự

Theo thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí sáng 25.11, đã có 105 bài tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, 250 đại biểu sẽ tham dự hội thảo. Với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, hội thảo sẽ chính thức diễn ra ngày 27.11 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội.
Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
Giáo dục nghề nghiệp

Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu

Để hệ thống đại học phát triển đáp ứng với chiến lược phát triển quốc gia, lợi thế của tự chủ phát huy đúng hướng và tránh các xu thế cực đoan, cần bảo đảm một số nguyên tắc và vấn đề căn bản, trong đó có quan hệ và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu. Không bảo đảm được các yếu tố này, dù các đại học có đầy đủ nguồn lực cũng sẽ khó vươn tới đỉnh cao và hoàn thành chức năng của mình.
Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học

Vấn đề trọng tâm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam là xây dựng được một cơ chế tự chủ đại học, cho phép các đại học được quyền quyết định về chương trình, bổ nhiệm và quản lý giảng viên, nhân viên. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của các đại học phải được nghiêm túc đặt ra.
Tự chủ - tự túc và tự quyết
Giáo dục nghề nghiệp

Tự chủ - tự túc và tự quyết

Từ góc độ quản trị một trường đại học, Theo Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT Lê Trường Tùng, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự quyết” - tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hành lang pháp lý, và “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước; hoặc kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự chủ khi kèm theo yêu cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, chính trị, pháp luật nữa.
Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học

Lựa chọn và xây dựng mô hình quản trị, thực hiện cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu. Các trường đại học với mô hình quản trị đại học tự chủ cao đi cùng với trách nhiệm giải trình xã hội, đã, đang và sẽ luôn đi tiên phong, từng bước khẳng định và đưa vị thế giáo dục đại học Việt Nam lên tầm cao mới.
3 mô hình tài chính
Giáo dục nghề nghiệp

3 mô hình tài chính

Tự chủ tài chính là một phần của tự chủ đại học nói chung nên mô hình tự chủ tài chính đại học gắn liền với mô hình tự chủ trong quản trị đại học. Theo Hauptman (2007), có 4 mô hình về tài chính cho giáo dục đại học, trong đó có ba mô hình tài chính liên quan trực tiếp đến các trường đại học công lập.
Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn
Giáo dục nghề nghiệp

Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn

Xu hướng trên thế giới là trao quyền tự chủ cho các đại học công lập và Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng cung cấp tài chính cho cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học. Trừ Pháp, học phí ở các nước có tỷ trọng ngày càng tăng, nhưng chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên.