Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học

Lựa chọn và xây dựng mô hình quản trị, thực hiện cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu. Các trường đại học với mô hình quản trị đại học tự chủ cao đi cùng với trách nhiệm giải trình xã hội, đã, đang và sẽ luôn đi tiên phong, từng bước khẳng định và đưa vị thế giáo dục đại học Việt Nam lên tầm cao mới.

Từ can thiệp sang dẫn dắt

Theo các chuyên gia, xã hội càng phát triển thì nhu cầu giáo dục đại học càng cao và việc bảo đảm hệ thống giáo dục đại học được quản trị tốt ngày càng trở nên cấp thiết. Quản trị đại học được ví, dẫu chiếc xe có tốt hoặc đẹp cỡ nào nhưng điều khiển đi sai đường thì nó cũng không thể đến đích. Quản trị đại học trở thành đòn bẩy để cải thiện chất lượng giáo dục, và điều cốt lõi để trở thành trường đại học hàng đầu thế giới chính là hệ thống quản trị hàng đầu nhằm duy trì mục tiêu, sứ mệnh giáo dục đại học.

Theo Th.S Nguyễn Minh Huyền Trang, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cùng với làn sóng đổi mới quản lý khu vực công lập, hầu hết hệ thống giáo dục đại học trên thế giới đang chuyển đổi cơ chế quản trị theo hướng chuyển từ việc Nhà nước can thiệp trực tiếp sang dẫn dắt hệ thống giáo dục đại học một cách gián tiếp. Cạnh tranh thị trường được tăng cường để gây áp lực cho trường đại học phải cải thiện tính hợp lý của kết quả đào tạo và nghiên cứu.

Hiện nay, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà chủ đạo là kết nối và công nghệ số tạo môi trường học tập mở đang đặt ra yêu cầu các trường đại học theo mô hình truyền thống - quản lý và điều hành mang tính hành chính như các trường đại học công lập hiện nay phải thay đổi... Trong bối cảnh đó, thực hiện quản trị đại học theo mô hình tự chủ có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước trong vai trò điều phối, hỗ trợ, giám sát và sự tự chủ cao của bộ máy quản trị điều hành các cơ sở giáo dục đại học là mô hình hết sức đúng đắn.

Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục đại học tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong hơn một thập kỷ qua với khát khao tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là về quản trị hệ thống và quản trị nhà trường. Theo TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang trong quá trình đổi mới quản trị, chuyển từ mô hình quản trị tuân thủ sang mô hình quản trị tự chủ. Quá trình này được khởi đầu từ năm 1998 với quy định về quyền tự chủ đại học trong Luật Giáo dục. Đó là một quá trình đắn đo, nhọc nhằn, gập ghềnh suốt hơn 20 năm nay do những rào cản về nhận thức, thể chế và năng lực. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã tìm cách dỡ bỏ các rào cản đó để mô hình quản trị tự chủ thực sự đi vào cuộc sống.

Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu
Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu 

Xóa trình trạng “cởi chỗ nọ, trói chỗ kia”

Tinh thần chung quản trị đại học của nền giáo dục phát triển là trao quyền cho trường đại học tự chủ và trách nhiệm giải trình. Theo Th.S Nguyễn Quang Giải, Th.S Nguyễn Hải Linh, Th.S Phú Thị Tuyết Nga, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam cũng đang đi theo định hướng này, bước đầu đã có khoảng 20 trường và hầu hết thành công. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, đứng về mặt quản lý vĩ mô thì Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đứng ra kiểm soát và đôi khi kiểm soát quá sâu.

Thực tế, hoạt động tự chủ đại học Việt Nam đang chịu sự quản lý từ nhiều luật, và bộ, ngành. Do đó, dù Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học là cơ sở pháp lý về tự chủ đại học nhưng rất cần sự đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giữa các bộ, ngành, thì việc triển khai, áp dụng luật mới thật sự hiệu quả - xóa trình trạng “cởi chỗ nọ, trói chỗ kia”. Cùng với đó, sứ mạng trường đại học để nhà trường tự quyết định; vị thế Hội đồng trường cần được nâng cao, tổ chức và thực hiện tốt mô hình Hội đồng trường và Hội đồng quản trị, để thực hiện tự chủ và tự do học thuật một cách đầy đủ.

Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang trong quá trình đổi mới quản trị, chuyển từ mô hình quản trị tuân thủ sang mô hình quản trị tự chủ. Tuy nhiên, TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng, tự chủ chỉ là một trong tập hợp đồng bộ các yếu tố cần thiết để tạo nên thành công của nhà trường. Tập hợp này gồm: Quyền tự chủ cao cho nhà trường; vị thế chuyên nghiệp của nghề dạy học; chương trình giáo dục mềm dẻo và phù hợp; hệ thống giải trình đầy đủ và minh bạch; hệ thống quản trị nhà trường hoạt động hiệu quả. Để hệ thống quản trị nhà trường hoạt động hiệu quả trong bối cảnh nhà trường đại học là một hệ thống phức hợp bên trong, vận động trong một môi trường bên ngoài thay đổi nhanh chóng và khó lường, thì việc chuyển sang quản trị số là tất yếu và cần thiết. Trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành, trước yêu cầu bức thiết chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học cần phát huy hơn nữa tính chủ động để công nghệ trong giáo dục thực sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ công tác quản trị, phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh quyền tự chủ và thực hiện trách nhiệm giải trình.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long góp ý: Chính phủ cần triển khai xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục đại học và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, đánh giá mô hình quản trị đại học tiên tiến được triển khai áp dụng thành công, hiệu quả để nhân rộng; hoàn thiện hệ thống tổ chức kiểm định chất lượng và chính sách liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học... Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục đại học cần triển khai áp dụng mô hình quản trị đại học tiên tiến theo quy định của Luật Giáo dục đại học; phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học...

Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”
Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”

Nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra mắt nền tảng nhanlucso.org.vn…Sự kiện ra mắt diễn ra cùng Hội thảo “Tương lai việc làm trong nền kinh tế số”.

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
Giáo dục nghề nghiệp

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm 2023 quy tụ hơn 150 doanh nghiệp khắp cả nước, ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, quản trị du lịch - khách sạn - nhà hàng... cung cấp hơn 8.000 việc làm. 

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển
Giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển

Chiều 5.12, tham gia tọa đàm Chuyên đề 2 “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế” tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho rằng, bên cạnh tiến độ bao phủ vaccine và các trụ cột quan trọng như phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng thể chế; chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng.
Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế tất yếu, khách quan. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020

Ngày 27.11, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội thảo Giáo dục Việt nam 2020 với chủ đề Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ sở giáo dục đại học tổ chức.
Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể
Giáo dục nghề nghiệp

Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể

Tự chủ đại học được coi là nhân tố quyết định tạo nên thành công của các cơ sở giáo dục đại học. Để các quy định về tự chủ đại học trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể, như có hướng dẫn để sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học theo Luật; tạo hành lang pháp lý huy động vốn đầu tư; và trên hết, cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học.
Giải phóng năng lượng sáng tạo
Giáo dục nghề nghiệp

Giải phóng năng lượng sáng tạo

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, tự chủ đại học không đơn giản chỉ trong nhận thức mà là cả quá trình, đòi hỏi phải có cơ chế và tiềm lực. Bản chất của tự chủ là giải phóng năng lượng của các nhà trường, tạo điều kiện cho thầy cô sáng tạo, từ đó truyền tư duy độc lập cho sinh viên…
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học

Trao đổi với báo chí ngày 25.11 về Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, từ góc độ cơ quan lập pháp, giám sát, Ủy ban mong muốn qua hội thảo nhìn nhận ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện tự chủ đại học, đề xuất giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự
Giáo dục nghề nghiệp

Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự

Theo thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí sáng 25.11, đã có 105 bài tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, 250 đại biểu sẽ tham dự hội thảo. Với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, hội thảo sẽ chính thức diễn ra ngày 27.11 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội.
Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
Giáo dục nghề nghiệp

Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu

Để hệ thống đại học phát triển đáp ứng với chiến lược phát triển quốc gia, lợi thế của tự chủ phát huy đúng hướng và tránh các xu thế cực đoan, cần bảo đảm một số nguyên tắc và vấn đề căn bản, trong đó có quan hệ và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu. Không bảo đảm được các yếu tố này, dù các đại học có đầy đủ nguồn lực cũng sẽ khó vươn tới đỉnh cao và hoàn thành chức năng của mình.
Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học

Vấn đề trọng tâm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam là xây dựng được một cơ chế tự chủ đại học, cho phép các đại học được quyền quyết định về chương trình, bổ nhiệm và quản lý giảng viên, nhân viên. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của các đại học phải được nghiêm túc đặt ra.
Tự chủ - tự túc và tự quyết
Giáo dục nghề nghiệp

Tự chủ - tự túc và tự quyết

Từ góc độ quản trị một trường đại học, Theo Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT Lê Trường Tùng, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự quyết” - tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hành lang pháp lý, và “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước; hoặc kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự chủ khi kèm theo yêu cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, chính trị, pháp luật nữa.
3 mô hình tài chính
Giáo dục nghề nghiệp

3 mô hình tài chính

Tự chủ tài chính là một phần của tự chủ đại học nói chung nên mô hình tự chủ tài chính đại học gắn liền với mô hình tự chủ trong quản trị đại học. Theo Hauptman (2007), có 4 mô hình về tài chính cho giáo dục đại học, trong đó có ba mô hình tài chính liên quan trực tiếp đến các trường đại học công lập.
Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn
Giáo dục nghề nghiệp

Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn

Xu hướng trên thế giới là trao quyền tự chủ cho các đại học công lập và Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng cung cấp tài chính cho cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học. Trừ Pháp, học phí ở các nước có tỷ trọng ngày càng tăng, nhưng chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên.