Chính sách tài trợ của các nước cho trường Đại học công lập

Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn

Xu hướng trên thế giới là trao quyền tự chủ cho các đại học công lập và Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng cung cấp tài chính cho cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học. Trừ Pháp, học phí ở các nước có tỷ trọng ngày càng tăng, nhưng chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên.

Mỹ

Tại Thụy Điển, tài trợ trực tiếp từ NSNN cho các trường đại học công lập chiếm 60%. Các nguồn tài trợ từ các quỹ nhà nước (trung ương, địa phương) là 25%. Tài trợ từ doanh nghiệp và các nguồn khác chiếm 5%. Học phí chiếm 10%.

Tài chính các trường đại học công ở Mỹ một phần do ngân sách địa phương (tiểu bang) cung cấp, phần còn lại do người học đóng thông qua chính sách học phí và tỷ trọng học phí gia tăng hàng năm trong tổng nguồn tài trợ. Chẳng hạn, năm 1980, tỷ trọng nguồn thu từ học phí chiếm khoảng 18% tổng chi cho đào tạo các trường đại học công, thì năm 2005 tỷ lệ này là 32%, năm 2017 tỷ lệ thu từ học phí là 46,4%. (Nguồn: Các Văn phòng điều hành giáo dục đại học các tiểu bang (Phòng tài chính giáo dục).

Ngoài nguồn tài trợ của chính quyền địa phương - tiểu bang, chính quyền liên bang cũng có tài trợ cho các trường đại học công ở Mỹ. Nếu tài trợ từ NSNN địa phương (tiểu bang) chủ yếu để đầu tư cho cơ sở vật chất, thì nguồn tài trợ từ NSNN liên bang hỗ trợ nghiên cứu cho giảng viên và học bổng cho sinh viên nghèo cũng như tín dụng cho sinh viên khác. Nguồn học phí và các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học dùng để trả lương cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường công tại Mỹ.

Dù là nguồn tài trợ của nhà nước tăng về quy mô qua các năm, nhưng nguồn thu học phí có quy mô tăng mạnh hơn, dẫn đến tỷ lệ nguồn thu học phí trong tổng nguồn thu của các trường đại học công tại Mỹ tăng mạnh qua các năm (từ 18% năm 1980, lên 32% năm 2005-Bảng 3).

Pháp

Nguồn tài trợ chính cho các trường đại học công là ngân sách nhà nước (NSNN) trung ương (chính phủ, bộ), chiếm tới 75 - 80% sử dụng cho cơ sở vật chất và chi thường xuyên. Tài trợ của ngân sách vùng và Liên minh châu Âu (EU) cho các dự án nghiên cứu chiếm từ 5 - 10%. Nguồn học phí chiếm rất ít, từ 3 - 5%. Học phí cho sinh viên sở tại của đại học Pháp rất thấp, khoảng 500 euro/năm. Chính phủ cũng dành một tỷ lệ nhỏ học bổng cho sinh viên nghèo.

Khác với Mỹ, tài trợ của các doanh nghiệp ở Pháp chỉ dành cho một số học bổng cho nghiên cứu sinh hoặc tài trợ nghiên cứu theo hợp đồng với doanh nghiệp, không có tài trợ cho cơ sở vật chất.

Vương quốc Anh

Tài trợ trực tiếp từ NSNNtheo cácnước/vùng là khác nhau.

Tại Anh, tổng tài trợ từ NSNN chiếm 63% tổng nguồn thu dành cho học bổng, cơ sở vật chất, tài trợ giảng dạy và nghiên cứu, 37% còn lại nguồn thu tư nhân bao gồm chủ yếu là tiền tín dụng cho sinh viên vay (học phí) và tài trợ từ doanh nghiệp (tỷ lệ nhỏ).

Tại Xứ Wales, tổng tài trợ từ NSNN chiếm 70% tổng nguồn thu, 30% còn lại nguồn thu tư nhân bao gồm chủ yếu là tiền tín dụng cho sinh viên vay (học phí) và tài trợ từ doanh nghiệp.

Tại Scotland, tổng tài trợ từ NSNN chiếm 80% tổng nguồn thu, 20% còn lại nguồn thu tư nhân bao gồm chủ yếu là tiền tín dụng cho sinh viên vay (học phí) và tài trợ từ doanh nghiệp.

Tại Bắc Ireland, tổng tài trợ từ NSNN chiếm 68% tổng nguồn thu, 32% còn lại nguồn thu tư nhân bao gồm chủ yếu là tiền tín dụng cho sinh viên vay (học phí) và tài trợ từ doanh nghiệp.

Học phí ở các trường đại học thuộc Vương quốc Anh cũng chia thành hai loại: Học phí tài trợ và học phí cho vay.

Australia

Hiện nay, Australia có 39 đại học công (các đại học mà nguồn thu nhập chính là tài trợ của chính phủ cấp liên bang và bang) và 3 đại học tư. Nhìn chung, các trường đại học tại Australia ít về số lượng (trên dưới 40 trường cho 22 triệu dân) và khá đồng đều về chất lượng. Sự khác biệt chính yếu của các đại học Australia là các chương trình nghiên cứu hậu đại học, kết quả nghiên cứu và trợ cấp nghiên cứu, nhất là trợ cấp xin được từ Hội đồng Nghiên cứu Úc châu (Australian Research Council, ARC).

Các đại học tại Australia phải cung cấp thông tin về các nguồn thu chi hàng năm cho Bộ Giáo dục - Nhân dụng - Liên hệ chỗ làm của Chính phủ Liên bang. Chi tiết tài trợ của chính phủ liên bang cho đại học cũng được thông báo trong ngân sách liên bang hàng năm. 

             Nguồn tài trợ

Số thu theo nguồn tài trợ

Nghìn đôla Úc

Phần trăm (%)

Tài trợ của chính phủ liên bang

8.179.090

43,15

Tài trợ của chính phủ bang và địa phương

715.830

3,78

HELP và học phí có bảo trợ trả trước

3.057.847

16,13

Học phí toàn phần

4.202.477

22,17

Thu nhập đầu tư

521.277

2,75

Thu nhập tư vấn và hợp đồng

882.980

4,66

Các nguồn thu nhập khác

1.396.408

7,37

Nguồn tài trợ cho đại học công tại Australia, năm 2008

Nguồn: Australian Bureau of Statistics (2010: Bảng 30:3); Australian Government (2009: 3-4).

Liên bang Nga

Là một nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, những năm qua, cùng với sự mở rộng mạng lưới trường đại học tư, Liên bang Nga đã có chính sách sắp xếp lại các trường đại học công lập. Theo đó, chính phủ Liên bang Nga chọn ra 40 trường hàng đầu để nhà nước đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ trong vòng 5 năm. Cùng với tăng cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ, các trường đại học công cũng tăng học phí, thu hút sinh viên ngoại quốc với học phí cao hơn để nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên.

Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”
Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”

Nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra mắt nền tảng nhanlucso.org.vn…Sự kiện ra mắt diễn ra cùng Hội thảo “Tương lai việc làm trong nền kinh tế số”.

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
Giáo dục nghề nghiệp

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm 2023 quy tụ hơn 150 doanh nghiệp khắp cả nước, ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, quản trị du lịch - khách sạn - nhà hàng... cung cấp hơn 8.000 việc làm. 

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển
Giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển

Chiều 5.12, tham gia tọa đàm Chuyên đề 2 “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế” tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho rằng, bên cạnh tiến độ bao phủ vaccine và các trụ cột quan trọng như phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng thể chế; chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng.
Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế tất yếu, khách quan. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020

Ngày 27.11, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội thảo Giáo dục Việt nam 2020 với chủ đề Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ sở giáo dục đại học tổ chức.
Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể
Giáo dục nghề nghiệp

Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể

Tự chủ đại học được coi là nhân tố quyết định tạo nên thành công của các cơ sở giáo dục đại học. Để các quy định về tự chủ đại học trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể, như có hướng dẫn để sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học theo Luật; tạo hành lang pháp lý huy động vốn đầu tư; và trên hết, cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học.
Giải phóng năng lượng sáng tạo
Giáo dục nghề nghiệp

Giải phóng năng lượng sáng tạo

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, tự chủ đại học không đơn giản chỉ trong nhận thức mà là cả quá trình, đòi hỏi phải có cơ chế và tiềm lực. Bản chất của tự chủ là giải phóng năng lượng của các nhà trường, tạo điều kiện cho thầy cô sáng tạo, từ đó truyền tư duy độc lập cho sinh viên…
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học

Trao đổi với báo chí ngày 25.11 về Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, từ góc độ cơ quan lập pháp, giám sát, Ủy ban mong muốn qua hội thảo nhìn nhận ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện tự chủ đại học, đề xuất giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự
Giáo dục nghề nghiệp

Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự

Theo thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí sáng 25.11, đã có 105 bài tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, 250 đại biểu sẽ tham dự hội thảo. Với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, hội thảo sẽ chính thức diễn ra ngày 27.11 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội.
Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
Giáo dục nghề nghiệp

Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu

Để hệ thống đại học phát triển đáp ứng với chiến lược phát triển quốc gia, lợi thế của tự chủ phát huy đúng hướng và tránh các xu thế cực đoan, cần bảo đảm một số nguyên tắc và vấn đề căn bản, trong đó có quan hệ và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu. Không bảo đảm được các yếu tố này, dù các đại học có đầy đủ nguồn lực cũng sẽ khó vươn tới đỉnh cao và hoàn thành chức năng của mình.
Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học

Vấn đề trọng tâm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam là xây dựng được một cơ chế tự chủ đại học, cho phép các đại học được quyền quyết định về chương trình, bổ nhiệm và quản lý giảng viên, nhân viên. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của các đại học phải được nghiêm túc đặt ra.
Tự chủ - tự túc và tự quyết
Giáo dục nghề nghiệp

Tự chủ - tự túc và tự quyết

Từ góc độ quản trị một trường đại học, Theo Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT Lê Trường Tùng, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự quyết” - tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hành lang pháp lý, và “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước; hoặc kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự chủ khi kèm theo yêu cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, chính trị, pháp luật nữa.
Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học

Lựa chọn và xây dựng mô hình quản trị, thực hiện cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu. Các trường đại học với mô hình quản trị đại học tự chủ cao đi cùng với trách nhiệm giải trình xã hội, đã, đang và sẽ luôn đi tiên phong, từng bước khẳng định và đưa vị thế giáo dục đại học Việt Nam lên tầm cao mới.
3 mô hình tài chính
Giáo dục nghề nghiệp

3 mô hình tài chính

Tự chủ tài chính là một phần của tự chủ đại học nói chung nên mô hình tự chủ tài chính đại học gắn liền với mô hình tự chủ trong quản trị đại học. Theo Hauptman (2007), có 4 mô hình về tài chính cho giáo dục đại học, trong đó có ba mô hình tài chính liên quan trực tiếp đến các trường đại học công lập.