Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Chiều 15.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Bổ sung điều kiện áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ

Tờ trình dự án Luật Dẫn độ và Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù do Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến trình bày.

Theo đó, việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, nâng cao hiệu quả truy bắt các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài. Bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước trong lĩnh vực dẫn độ; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.

dbnd_bl_ctqh-tran-thanh-man-chieu1.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật dự kiến gồm 5 chương và 45 điều, trong đó, sửa đổi 19 điều, bổ sung 10 điều và cắt giảm 1 điều so với Luật Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dẫn độ.

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật quy định theo hướng Luật này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện dẫn độ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước của Việt Nam trong dẫn độ.

pctqh-nguyen-khac-dinh01.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung. Ảnh: Lâm Hiển

Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến dẫn độ với Việt Nam.

Về áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ, dự thảo Luật bổ sung điều kiện áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ, chuyển cơ quan quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong dẫn độ từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công an…

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Về dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, việc ban hành luật nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo hướng nhân đạo, toàn diện, cụ thể, đồng bộ, thống nhất, khả thi, ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; giúp bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù; góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 45 điều. So với quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 trong lĩnh vực chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dự thảo Luật sửa đổi 14 điều, xây dựng mới 18 điều, bỏ 1 điều và 2 quy định.

dbnd_bl_tt-bo-cong-an1.jpg
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến trình bày Tờ trình dự án Luật Dẫn độ và Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản như về áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Điều 5 dự thảo Luật quy định điều kiện và cơ quan chủ trì xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là Cơ quan trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù (Bộ Công an).

Về thời điểm người đang chấp hành án phạt tù có quyền rút đơn xin chuyển giao, Điều 7 dự thảo Luật quy định người đang chấp hành án phạt tù chỉ có quyền rút lại đơn xin chuyển giao trước khi quyết định thi hành quyết định tiếp nhận hoặc quyết định thi hành quyết định chuyển giao có hiệu lực…

Tăng cường khả năng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân

Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày cho biết, việc xây dựng Luật nhằm hiện thực hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật, hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự và khắc phục những tồn tại, hạn chế qua 17 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.

Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng hiện đại, khả thi, thúc đẩy hợp tác quốc tế, hỗ trợ quy trình giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) và vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan, tăng cường khả năng thực hiện quyền tiếp cận công lý của người dân; tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự.

dbnd_bl_bt-bo-tu-phap1.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ gồm 5 chương, 36 điều, với nội dung được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành và tập trung một số điểm mới nổi bật như: Bổ sung quy định điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định (Điều 5); Bổ sung quy định Bộ Tư pháp là Cơ quan Trung ương của Việt Nam trong tương trợ tư pháp dân sự (Điều 11)…

Đấu tranh hiệu quả với các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Tờ trình về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày cho biết, việc ban hành Luật là phù hợp và cần thiết nhằm hoàn thiện pháp luật về tương trợ tư pháp về hình sự giúp giải quyết tốt các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, đấu tranh hiệu quả với các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Ảnh: Lâm Hiển

Đồng thời, việc xây dựng Luật sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ký kết các Hiệp định TTTP về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; tăng cường hài hòa hóa và giảm bớt xung đột pháp luật Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực này; bảo đảm nội luật hóa và phù hợp hơn với các điều ước quốc tế có liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự mà Việt Nam là thành viên.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 45 điều. Trong đó, bổ sung những nội dung tương trợ mới, như cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu được có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ; tương trợ tư pháp trong việc áp dụng các biện pháp tố tụng nhằm bảo đảm tịch thu, trao trả vật chứng, tài sản liên quan đến hành vi phạm tội…

Bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của 4 dự án Luật

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo thẩm tra 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành 4 Luật trên cơ sở tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và bố cục của dự thảo Luật, Ủy ban tán thành với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của 4 Luật. Đồng thời, đề nghị điều chỉnh bố cục của các dự thảo Luật theo hướng ngắn gọn, đưa các nội dung của Chương Quản lý nhà nước thành 1 điều quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong Chương I - Những quy định chung, tương tự như một số luật đã được Quốc hội thông qua trong thời gian vừa qua.

dbnd_bl_vksnd1.jpg
Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban cũng đề nghị, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục bám sát, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và định hướng sửa đổi các luật có liên quan như Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân… để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, 4 dự án Luật này được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp nên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, đề nghị các Cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ, rà soát kỹ quy định của các dự thảo Luật để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất, nhất là đối với một số quy định chung như: giải thích từ ngữ, nguyên tắc tương trợ tư pháp, ngôn ngữ trong hồ sơ tương trợ tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự, kinh phí, quản lý nhà nước, hiệu lực thi hành…

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc xây dựng và ban hành 4 dự án Luật: Dẫn độ, Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Tương trợ tư pháp về dân sự, Tương trợ tư pháp về hình sự; cho rằng, các dự án Luật này được chuẩn bị đầy đủ, nghiêm túc và tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga nêu rõ, 4 dự án Luật này được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp hiện hành nhưng lại giao cho 3 cơ quan soạn thảo. Do đó, cần cần nhắc thêm về tính thống nhất của các dự án Luật, vì hiện nay còn một số quy định cần rà soát kỹ về nội dung, bố cục, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trung ương…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, các Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ, các Bộ, ngành sẽ ban hành những hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

Góp ý về dự thảo Luật Dẫn độ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tập trung vào việc hoàn thiện các quy định, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo vệ quyền lợi quốc gia cũng như của công dân.

Theo đó, cần làm rõ các nguyên tắc dẫn độ, đặc biệt là nguyên tắc dẫn độ công dân Việt Nam, nguyên tắc không dẫn độ công dân Việt Nam và các trường hợp từ chối dẫn độ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cần quy định chặt chẽ các biện pháp bảo đảm quyền con người gồm quyền được tiếp cận pháp lý, quyền không bị tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo trong quá trình dẫn độ để bảo đảm tính nhân văn, tuân thủ các cam kết quốc tế về quyền con người. Cần xem xét kỹ các quy định về trình tự, thủ tục dẫn độ bảo đảm minh bạch, hiệu quả; giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết và tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng trong hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, rà soát kỹ các văn bản quy phạm phạm pháp luật hiện hành, các hiệp định quốc tế liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn…

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong xây dựng Luật liên quan tới lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, quyền con người, quyền công dân thì cần quy định chi tiết, đưa vào luật.

dbnd_bl_bn2.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục rà soát cùng Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của 4 dự án luật về những nội dung có tính chất chung như bố cục, nguyên tắc tương trợ tư pháp, kinh phí, chi phí, hợp pháp hóa lãnh sự, trách nhiệm của cơ quan Trung ương, hiệu lực thi hành…

Đồng thời, bám sát tinh thần, đổi mới tư duy lập pháp; thực hiện nghiêm Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Tiếp tục rà soát văn phong kỹ thuật lập pháp bảo đảm dễ hiểu, rõ ràng, rành mạch và có tính quy phạm, lược bớt các quy định quá cụ thể, chi tiết, không thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị về hành động khí hậu do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và Tổng thống Brazil đồng chủ trì

Tối 23.4, theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách Lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại"

Chủ tịch nước cho rằng khi Bộ Chính trị năm 1969 ban hành Nghị quyết xác định “Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược” thì ngoại giao đã trở thành công cụ quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cử tri và Nhân dân phấn khởi khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được thực hiện quyết liệt

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Chiều 23.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiến hành thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Hội thảo
Sự kiện nổi bật

Chiến thắng lịch sử 30.4.1975 và sự hồi sinh, phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là hình mẫu điển hình của một dân tộc kiên cường, bất khuất, yêu chuộng hòa bình và nhân văn

Lời Tòa soạn: Sáng 23.4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu định hướng quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung nội dung giám sát về chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 23.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì cuộc làm việc - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì làm việc về biên soạn cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào

Sáng 23.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà -Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và xuất bản cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào - Hợp tác toàn diện và phát triển” đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội Lào do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lào Sanya Praseuth - Trưởng Ban phụ trách cuốn sách làm Trưởng đoàn, về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách.