Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

untitled.jpg
Bài viết trên tờ Tân Hoa Xã, đưa hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cùng trà đàm trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 19.8.2024 (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Sự kết nối của truyền thống

Một thế kỷ trước, tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh - cố lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam, đã bắt đầu các hoạt động cách mạng của mình tại Trung Quốc. Từ đây mở ra một giai đoạn lịch sử mà Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả là "ký ức đỏ chung" giữa Đảng cầm quyền của hai nước.

Ông Tập Cận Bình bắt đầu tới Việt Nam trong chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ tư với tư cách là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Chủ tịch nước Trung Quốc. Chuyến đi trùng với dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam, hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa đã tạo nên mối quan hệ bền chặt như "đồng chí và anh em".

Đằng sau những ẩn dụ này không chỉ là những nghi thức ngoại giao. Trên thực tế, nhà đạo Tập Cận Bình coi tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Việt Nam là một mục đích sống cần được phát huy. Chuyến thăm sắp tới của ông là thời điểm để lấy cảm hứng từ quá khứ hào hùng để vạch ra lộ trình tương lai cho quan hệ song phương.

“Giống như nhân dân Việt Nam, chúng tôi gọi ông là Bác Hồ”

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã mang theo một món quà quốc gia đặc biệt - 19 số báo cũ của tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong số các tờ báo có 16 tờ báo đã ố vàng đăng tin tức về Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Những tờ báo này có từ chuyến thăm Trung Quốc năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã mất khá nhiều công sức để tìm thấy chúng", ông Tập Cận Bình giải thích.

Một ấn bản đáng chú ý, ghi ngày xuất bản là 26.6.1955, có đăng một bức ảnh toàn trang nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các nhà lãnh Đảng Cộng sản Trung Quốc thế hệ đầu tiên.

Hồ Chí Minh, người mà sau này nhân dân Việt Nam yêu kính gọi là “bác Hồ”, “Hồ Chủ tịch” là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) tại Hong Kong và là người lãnh đạo công cuộc giải phóng Việt Nam, đã xây dựng mối quan hệ cá nhân chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trong suốt 12 năm hoạt động cách mạng tại Trung Quốc. "Ông ấy giống như một người anh em đối với Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác", Chủ tịch Tập Cận Bình viết trong một bài báo có chữ ký được tờ báo Nhân dân của Việt Nam đăng tải trước chuyến thăm năm 2017.

Vị lãnh đạo Trung Quốc vô cùng trân trọng những đóng góp không thể phai mờ của những người đi trước vĩ đại này trong việc thúc đẩy tình hữu nghị Trung Quốc-Việt Nam. Trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam vào năm 2015, trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trích dẫn lời của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giữa Trung Quốc và Việt Nam là tình hữu nghị đồng chí và anh em".

Ông Tập Cận Bình từng chia sẻ sự kính trọng của cá nhân của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói chuyện với thanh niên Việt Nam. "Giống như nhân dân Việt Nam, chúng tôi gọi ông ấy là “Bác Hồ”, ông Tập Cận Bình nói. Ông lưu ý rằng trong trái tim của người dân Trung Quốc cùng thế hệ với ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhớ đến như người bạn tốt nhất của người dân Trung Quốc.

Trở lại năm 2011, ông Tập Cận Bình, khi đó là Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, đã đến thăm nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về cuộc đời của ông. Trước khi rời đi, Tập Cận Bình đã để lại một dòng chữ: "Tinh thần vĩ đại sẽ được tôn vinh trong nhiều thiên niên kỷ, và tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam sẽ tồn tại qua nhiều thời đại".

Sáu năm sau, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam năm 2017, ông Tập Cận Bình - với tư cách Tổng Bí thư và Chủ tịch Trung Quốc - một lần nữa đến thăm nơi ở cũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại nhà sàn của Bác, ngôi nhà gỗ nơi bác Hồ từng sống và làm việc, ông Tập Cận Bình đã học cách vỗ tay để gọi cá cùng một cách mà cố lãnh đạo Việt Nam từng sử dụng để gọi cho cá ăn.

Tại đó, khi nói về quan hệ song phương, ông Tập Cận Bình cho biết: "Chúng ta nên học hỏi từ các vị tiền bối như Chủ tịch Hồ Chí Minh, duy trì và phát triển tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam vì lợi ích của nhân dân cả hai nước".

Trò chuyện bên tách trà và sự đồng điệu trong văn hóa trà đạo

Trong chuyến công du Trung Quốc năm 2024 của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã chuẩn bị một buổi trà đàm để tiếp Tổng bí thư tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo Việt Nam đã chọn Trung Quốc là điểm đến nước ngoài đầu tiên của mình chỉ hai tuần sau khi được trở thành Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Một bài xã luận của tờ Nhân Dân đã nêu bật giá trị mà cả hai nước dành cho tình hữu nghị truyền thống của họ.

20250411a791984dede34ee4a0236aaddfb47c53-xxjidwe007015-20250411-cbmfn0a003.jpg
Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, bà Bành Lệ Viên trò chuyện bên tách trà cùng Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19.8.2024. (Ảnh: Tân Hoa Xã/Wang Ye)

Phu nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, bà Bành Lệ Viên khi đó cũng đã mời Phu nhân của Tổng bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly, đến dự một buổi tiệc trà, nơi họ thưởng thức các buổi biểu diễn truyền thống như Kinh kịch Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, các cuộc trà đàm đã phát triển thành một truyền thống thường lệ nhưng đặc biệt trong các chuyến thăm song phương giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam, do văn hóa trà đạo của hai nước có những nét tương đồng. "Không giống như các cuộc nói chuyện chính thức, các cuộc trò chuyện bên tách trà mang lại hình thức giao tiếp thân mật và cá nhân hơn cho cả hai nhà lãnh đạo", Pan Jin'e, Giám đốc Khoa Phong trào Cộng sản Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết.

Truyền thống tặng nhau các món quà lưu niệm trong các buổi trà đàm đã tạo nên những kỷ niệm lâu dài trong tương tác cá nhân giữa các nhà lãnh đạo. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam vào năm 2023, khi đó là nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong một buổi trà đàm với Tập Cận Bình tại Hà Nội, đã tặng ông một món quà: một bức tranh mô tả buổi trà đàm trước đó mà họ đã cùng chia sẻ ở Bắc Kinh. "Bức tranh có thể không đặc biệt đáng chú ý, nhưng giá trị thực sự nằm ở tình hữu nghị anh em được trân trọng", cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó đã nói với ông Tập Cận Bình.

Quay trở lại năm 2017, sau một buổi trà đàm ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã tặng ông Nguyễn Phú Trọng một bản sao bài thơ viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tiếng Hán có tựa đề "tẩu lộ" (đi đường). Bài thơ nói về hành trình gian khổ nhưng kiên định của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giải phóng dân tộc mình. Ông Tập Cận Bình cũng đã trích dẫn bài thơ này trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam năm 2015 để một lần nữa kêu gọi hai quốc gia hướng tới tầm nhìn xa cho quan hệ song phương.

Trung Quốc và Việt Nam đều là những nước Xã hội Chủ nghĩa do các Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị và con đường phát triển tương tự. "Trung Quốc và Việt Nam đạt được những gì chúng ta có ngày hôm nay là vì chúng ta kiên trì cải cách, mở cửa và đổi mới, và vì chúng ta đã tìm ra con đường phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia của chúng ta", ông Tập Cận Bình nhấn mạnh.

Trong thời đại chuyển đổi và thách thức này, hai nước láng giềng đã quyết định đặt mục tiêu cao hơn. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam vào năm 2023, lãnh đạo hai bên đã cam kết xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Việt Nam chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược. Tập Cận Bình đã nói với cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối chuyến thăm rằng "chúng ta nên cùng nhau bước đi trên con đường này".

Những người trẻ tiên phong

Cũng trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam năm 2023 của ông Tập Cận Bình, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sắp xếp một cuộc tiếp xúc đặc biệt tại Hà Nội. Sự kiện này quy tụ những đại diện tiêu biểu trẻ tuổi của Trung Quốc và Việt Nam, cũng như những cá nhân đã đóng góp vào quá trình xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước.

20250411a791984dede34ee4a0236aaddfb47c53-xxjidwe007015-20250411-cbmfn0a004.jpg
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân dự buổi gặp mặt thân mật và giao lưu với các nhân sỹ hữu nghị, thế hệ trẻ hai nước Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 13.12.2023. (Ảnh: Tân Hoa Xã/Yin Bogu)

Tại sự kiện này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi, khuyến khích những người tham dự, đặc biệt là những người trẻ tuổi nỗ lực thúc đẩy tình hữu nghị song phương với tư cách là những người “đi đầu”. Cũng tại đây, Lê Nguyệt Quỳnh, một sinh viên Việt Nam, đã gặp ông Tập Cận Bình lần đầu tiên.

Lê Nguyệt Quỳnh khi đó là sinh viên năm nhất 19 tuổi chuyên ngành kinh tế tại Đại học Thanh Hoa, ngôi trường Đại học mà Chủ tịch Tập Cận Bình từng theo học. Cô mô tả ấn tượng của mình về vị lãnh đạo Trung Quốc: "Ông ấy cho cảm giác gần gũi, cao lớn và nghiêm nghị".

Đại diện cho thanh niên Việt Nam, Lê Nguyệt Quỳnh đã có bài phát biểu trước nhà lãnh đạo Trung Quốc tại sự kiện. Một bức ảnh về khoảnh khắc đó hiện đã trở thành ảnh bìa cho trang cá nhân của cô trên WeChat, ứng dụng nhắn tin tất cả trong một phổ biến nhất của Trung Quốc.

"Mỗi lần một người bạn cùng lớp thêm tôi vào WeChat và thấy tôi đã gặp “bác Tập” (Xi dada) họ đều tò mò về việc chuyện đó xảy ra như thế nào", Quỳnh nói. Thuật ngữ trìu mến Dada là cách gọi thân mật một người chú, bác. "Đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời", cô nói.

Lê Nguyệt Quỳnh, quê ở Nghệ An, Việt Nam, nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bắt đầu học tiếng Trung khi còn là học sinh trung học cơ sở. Sau khi tình cờ xem được một đoạn video về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đến trường cũ, cô đã quyết tâm theo học tại Đại học Thanh Hoa, ngôi trường mơ ước của mình.

Giống như Quỳnh, nhiều sinh viên Việt Nam đã chọn theo đuổi giáo dục đại học ở Trung Quốc. Khoảng 20.000 sinh viên Việt Nam đã học tập tại Trung Quốc trong năm học 2023-2024. Số lượng sinh viên Trung Quốc tại Việt Nam cũng đang tăng lên.

Niềm tin của ông Tập Cận Bình rằng tình hữu nghị giữa các quốc gia nằm ở sự gần gũi giữa người dân của họ thực sự gây ấn tượng với Quỳnh. "Bất kể bạn đi đâu, nếu hai người từ hai quốc gia có thể làm bạn với nhau, họ sẽ tự nhiên bắt đầu chia sẻ các yếu tố của nền văn hóa của riêng họ với nhau", cô nói. "Và đó là cách tình bạn phát triển và bền vững".

"Và khi nói đến việc duy trì tình hữu nghị giữa hai quốc gia chúng ta", Quỳnh nói, "thật sự chúng tôi, những người trẻ tuổi, phải gánh vác trách nhiệm đó".

Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh
Thế giới 24h

Luật Điện mới của Jordan mở đường cho nền kinh tế hydro xanh

Jordan đang có những bước tiến táo bạo hướng tới tương lai năng lượng bền vững với Luật Điện mới đưa năng lượng tái tạo và hydro xanh vào trọng tâm của chiến lược năng lượng quốc gia. Luật này, thay thế luật tạm thời có hiệu lực từ năm 2002, được thiết kế để hiện đại hóa ngành điện của đất nước, thu hút đầu tư tư nhân và củng cố vị thế của Jordan như một trung tâm khu vực về đổi mới năng lượng sạch.

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?
Thế giới 24h

Luật mới về vay nợ của Kuwait: Bước ngoặt tài khóa?

Trong một động thái được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược đối với tương lai tài chính quốc gia, Kuwait đã thông qua luật nợ mới vào tháng trước, nâng trần vay nợ từ 10 tỷ lên 30 tỷ dinar Kuwait - tương đương khoảng 99 tỷ USD. Luật mới này đánh dấu lần đầu tiên sau gần một thập kỷ, Kuwait mở rộng quy mô vay nợ với mục tiêu giải quyết thâm hụt ngân sách, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong bối cảnh ngân sách quốc gia chịu áp lực nặng nề từ chi tiêu công và trợ cấp xã hội.

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí Uzbekistan đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức và tham dự Đại hội đồng IPU-150 của Chủ tịch Quốc hội

Các hãng thông tấn, báo chí của Uzbekistan đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa hai nhà lập pháp cao nhất, trong đó, nhấn mạnh rằng, Thỏa thuận hợp tác đầu tiên được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Uzbekistan sẽ là cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ liên nghị viện nói riêng và giữa hai quốc gia nói chung.