Vietcombank:

Vietcombank: Phát triển bền vững, xây dựng Ngân hàng xanh vì cộng đồng

Vietcombank vừa tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính.

Vietcombank - vì một Việt Nam xanh

Vietcombank ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty Điện lực Kon Tum

Phát triển ít phát thải là xu hướng không thể đảo ngược của thế giới nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và xu hướng này sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính lớn trên phạm vi toàn cầu để thúc đẩy tăng trưởng xanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu năng lượng từ “nâu” sang “xanh”.   

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” -0
Toàn cảnh Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”. Ảnh: VC

Tại Việt Nam, chủ đề tài chính xanh ngày càng nhận được sự quan tâm rộng rãi của Chính phủ, doanh nghiệp và công luận, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã có cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 với mục tiêu thách thức đưa Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tăng trưởng xanh, bền vững và tín dụng xanh đã trở thành một chương trình nghị sự quan trọng được Chính phủ tiếp tục quan tâm thúc đẩy trong thời gian tới. 

Từ góc độ năng lực cạnh tranh, việc chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, sở hữu chứng nhận hoặc dán nhãn bền vững sẽ giúp  doanh nghiệp có lợi thế trong việc thâm nhập các thị trường khó tính, nơi tiêu chuẩn và nhận thức của người tiêu dùng về môi trường và phát triển bền vững ngày càng khắt khe hơn.

Với 6 bài tham luận tâm huyết đến từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hội thảo đã cung cấp một bức tranh tổng thể về xu hướng tín dụng xanh, cơ hội và thách thức, cũng như gợi mở các định hướng phát triển cho Vietcombank.   

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” -0
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trình bày tham luận “Định hướng phát triển ít phát thải, khung pháp lý thực hiện và cơ hội cho tài chính xanh” tại hội thảo. Ảnh: VC

Cuối buổi hội thảo, các diễn giả và đại biểu tham dự đã có phần thảo luận trên tinh thần khoa học, cởi mở, thẳng thắn với nhiều thông tin hữu ích và các góc nhìn thực tiễn mới mẻ, sáng tạo liên quan đến tín dụng xanh và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Với vai trò là một ngân hàng chủ đạo và chủ lực của hệ thống, Vietcombank luôn ưu tiên cho định hướng phát triển bền vững, xây dựng một thương hiệu Ngân hàng xanh vì cộng đồng. Thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã và sẽ tiếp tục ưu tiên gia tăng quy mô và tỷ trọng tín dụng cho các ngành sản xuất và tiêu dùng ít phát thải, năng lượng sạch, nông nghiệp xanh, các dự án chuyển đổi năng lượng xanh…

Tuy nhiên, việc xây dựng và mở rộng danh mục tín dụng xanh an toàn, hiệu quả đã và sẽ tiếp tục đòi hỏi Ngân hàng phải giải quyết nhiều thách thức liên quan tới nguồn vốn, cơ chế ưu đãi, quy trình thẩm định và quản lý danh mục chuyên biệt, xây dựng các sản phẩm dịch vụ tài chính xanh khả thi, phù hợp với đặc thù của Việt Nam ...

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” là cơ hội để Ban Lãnh đạo và cán bộ quản lý Vietcombank cập nhật chính sách, kiến thức và kinh nghiệm thực tế về xu hướng tín dụng xanh, từ đó, giúp Ngân hàng tìm kiếm các cơ hội và giải pháp kinh doanh trong xu thế mới.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.