Một năm sau xung đột Nga - Ukraine:

Quá trình chuyển đổi năng lượng được thúc đẩy mạnh mẽ

Trải qua một năm đầy thử thách, EU đã có một bước chuyển đổi “thần tốc”, cố gắng thoát khỏi sự phụ vào khí đốt của Nga, bằng cách đẩy mạnh ngành năng lượng tái tạo.

Chiến sự giữa Nga và Ukraine đã đẩy thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng có chiều sâu và phức tạp chưa từng thấy, trong đó châu Âu là trung tâm. Với hơn 45% nguồn cung năng lượng đến từ Nga, EU đã phải chật vật tìm nguồn cung thay thế, giá cả tăng vọt và lo ngại không thể cung cấp điện cho người dân. Trải qua một năm đầy thử thách, EU đã có một bước chuyển đổi “thần tốc”, cố gắng thoát khỏi sự phụ vào khí đốt của Nga bằng cách đẩy mạnh ngành năng lượng tái tạo. Các chuyên gia nhận định rằng, chiến sự ở Ukraine như “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của EU.

Theo Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol, khi cuộc xung đột bước sang năm thứ hai sẽ nổi lên sự biến đổi sâu sắc, và cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh những rủi ro về việc đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhiều chuyên gia tin rằng cuộc chiến ở Ukraine đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Ông Fatih Birol cho biết, vào tháng 12.2022, chính phủ các nước đã hứa hẹn sẽ biến cuộc khủng hoảng này trở thành một bước chuyển lịch sử và sang một hệ thống năng lượng sạch hơn, giá cả phải chăng hơn và an toàn hơn.

Mong muốn của các quốc gia là tăng cường an ninh năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu - chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch, và thay vào đó được tiếp cận nhiều năng lượng sản xuất trong nước hơn - phần lớn trong số đó có khả năng đến từ năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng phi hóa thạch khác.

Nguồn: ITN
Ảnh minh hoạ/ Nguồn: ITN 

Từng bước tự chủ năng lượng

Sức ép từ việc thiếu nguồn cung năng lượng từ Nga đã thúc đẩy EU đa dạng hóa nguồn cung và gia tăng tiến trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng. Để thay thế khí đốt của Nga nhập qua đường ống, châu Âu tăng nhập khí đốt hóa lỏng (LNG) từ các đối tác khác, nhất là Mỹ trong thời gian qua. Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, từ tháng 1 - tháng 8.2022, tổng lượng khí đốt EU nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ mét khối. Trong cùng thời gian, nguồn cung cấp LNG từ Mỹ tăng gần 80%. Bên cạnh đó, các quốc gia EU cũng không ngừng nỗ lực tự chủ năng lượng thông qua các dự án năng lượng tái tạo và hoàn thiện cơ chế phát triển các nguồn năng lượng xanh.

Theo Bloomberg, một năm trước, châu Âu đã phải chi khoảng 1 tỷ USD mỗi ngày để trả các hoá đơn về khí đốt, dầu mỏ và than đá nhập khẩu từ Nga, và hiện nay châu lục này chỉ còn phải trả một phần rất nhỏ. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyer bày tỏ sự tự hào khi đã dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch của Nga, và quá trình này diễn ra nhanh hơn so với dự tính ban đầu. Châu Âu đang thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch và đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên khắp châu Âu đã khiến công suất quang điện đạt 40 gigawatt vào năm 2022, tăng 35% so với năm 2021.  

Kế hoạch RepowerEU -  kế hoạch nhằm giúp các nước trong Liên minh châu Âu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, được đưa vào tháng 5.2022 đã sửa đổi các mục tiêu "Thỏa thuận xanh" về hiệu quả năng lượng từ 9% lên 13% và sử dụng năng lượng tái tạo ( từ 40% lên 45% vào năm 2030. Một quy định cũng đã được thông qua vào tháng 12.2022 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các trang trại năng lượng mặt trời và gió.

Bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn cung, EU cũng nỗ lực đưa ra các phương án điều chỉnh thị trường năng lượng, như chuẩn bị các đề xuất điều chỉnh thị trường theo hướng cố gắng giảm tác động của biến động giá nhiên liệu hóa thạch đối với hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng trong khối. EC đưa ra một số lựa chọn để điều chỉnh cách thức bán điện của các nhà máy điện, một phần trong kế hoạch cải tổ thị trường mà EC sẽ đề xuất vào tháng 3 tới. Bên cạnh đó, uỷ ban cũng kêu gọi thêm nhà thầu công tham gia các dự án năng lượng tái tạo. Với những nỗ lực nêu trên, tiến trình tự chủ năng lượng của châu lục này được dự báo sẽ củng cố vững chắc hơn trong những năm tới.

Tiêu thụ giảm ngoài dự đoán

Vào năm 2022, công suất sản xuất năng lượng mặt trời châu Âu đã tăng 25%. Đây là một bước tiến mới khi lần đầu tiên, năng lượng gió và năng lượng mặt trời cùng nhau sản xuất nhiều điện hơn so với khí đốt hoặc than đá. Doanh số bán máy bơm nhiệt (loại thiết bị có thể hoạt động mà không cần nhiên liệu hóa thạch để sưởi ấm) đã tăng gấp đôi ở Ba Lan và Bỉ, đồng thời tăng 56% ở Đức và 50% ở Phần Lan. Doanh số bán xe điện đạt mức cao kỷ lục, chiếm 12% tổng số xe mới. Sự sụt giảm trong tiêu thụ cũng vượt quá mong đợi.

Theo tổ chức tư vấn độc lập Bruegel, nhu cầu khí đốt đã giảm khoảng 12% trong năm, ví dụ ở Hà Lan, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1972. Từ tháng 10.2022, mức tiêu thụ điện cũng giảm đáng kể ở hầu hết các nước châu Âu, giảm 8,5% trong quý IV. Về giá trị tuyệt đối, Pháp ghi nhận mức giảm lớn nhất trong năm là -22 TWh. Hầu hết các mức giảm này là do nhiệt độ mùa đông ôn hòa hơn bình thường và tác động của giá năng lượng đối với ngân sách hộ gia đình và công nghiệp. Hơn nữa, trong khi lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng thêm 1% vào năm 2022, thì lượng khí thải này của EU lại giảm  0,8%. Vào tháng 11, số liệu ghi nhận châu Âu đứng ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch Lauri Myllyvirta cho biết, nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến sự gia tăng lượng khí thải của EU, song thực tế lại hoàn toàn ngược lại. EU đang tăng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch không phải vì tiêu thụ tăng mà để thay thế nguồn cung cấp của Nga.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, nhiều chuyên gia cũng lo ngại rủi ro về các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hóa lỏng, vốn đã tăng lên gấp bội kể từ khi chiến sự nổ ra, và điều này có thể khiến người dân châu Âu rơi vào tình trạng phụ thuộc mới. Từ tháng 1 - tháng 9.2022, EU đã nhập khẩu LNG nhiều hơn 68% so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt là từ Mỹ, Nga và Qatar, trong đó Pháp là nhà nhập khẩu lớn nhất ở châu Âu. Khoảng 30 cảng nhập khẩu đã được lên kế hoạch và công suất bổ sung 195 tỷ mét khối mỗi năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2026. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thiết bị nổi, có thể được tháo dỡ hoặc chuyển giao cho các nước đang phát triển có nhu cầu. Song, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia chỉ ra nguy cơ "bế tắc" dài hạn khi EU đặt mục tiêu giảm 35% mức tiêu thụ khí đốt vào năm 2030. Nếu gộp tất cả các dự án đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sẽ có nguy cơ đầu tư quá mức gây hại cho khí hậu. 

Quốc tế

insights.gostudent.org
Quốc tế

Định hướng cho giáo dục tại nhà

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường đang trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận về giáo dục tại Vương quốc Anh. Một trong những nội dung được quan tâm là các quy định mới liên quan đến giáo dục tại nhà (home schooling).

teachaway.com
Quốc tế

Xây dựng môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững

Dự luật Về phát triển toàn diện của trẻ em và trường học đánh dấu bước ngoặt trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Vương quốc Anh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giáo viên thông qua các cải cách sâu rộng về đào tạo chuyên môn, chế độ lương thưởng và điều kiện làm việc, nhằm xây dựng một môi trường giảng dạy lý tưởng và bền vững.

Nguồn: The Independent
Quốc tế

Sẽ có những thay đổi bước ngoặt

Dự luật Về sự phát triển toàn diện của trẻ em và nhà trường, vừa được trình lên Nghị viện Vương quốc Anh tháng 12.2024, là bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống giáo dục và bảo vệ trẻ em tại xứ sở sương mù, nhằm bảo đảm mọi trẻ em đều nhận được nền giáo dục chất lượng, an toàn và được bảo vệ tối đa, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió
Quốc tế

Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo
Quốc tế

Xác định được bệnh lạ ở Cộng hòa Dân chủ Congo

Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo mới đây khẳng định căn bệnh lạ đang lưu hành trong khu vực Panzi của nước này là một dạng sốt rét nặng. Các trường hợp mắc bệnh gần đây là các ca sốt rét nặng dưới dạng bệnh đường hô hấp và trở nên nghiêm trọng hơn do suy dinh dưỡng.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok
Quốc tế

EU chính thức mở điều tra đối với TikTok

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 17.12 (giờ địa phương) đã chính thức mở thủ tục điều tra đối với nền tảng TikTok - mạng xã hội video ngắn phổ biến toàn cầu, về "những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA)".

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”
Quốc tế

Australia hướng tới đối tác trong “Tầm nhìn ASEAN toàn cầu”

ASEAN đang trở thành một nhân tố kinh tế quốc tế ngày càng quan trọng, với tăng trưởng ấn tượng về thương mại trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Với vị thế ngày càng tăng, ASEAN thu hút sự quan tâm của nhiều nền kinh tế quan trọng, trong đó có Australia; hai nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương này có thể thúc đẩy hợp tác khu vực bằng cách khởi xướng một sáng kiến ​​nhằm tạo ra trật tự kinh tế bền vững trên cơ sở một “thị trường xanh duy nhất”.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

Nguyên nhân và hệ quả chính trị
Nghị viện thế giới

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

Để không ai đứng trên luật pháp
Nghị viện thế giới

Để không ai đứng trên luật pháp

Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia theo mô hình chính thể tổng thống quy định về thủ tục luận tội người đứng đầu. Cùng với Mỹ, quy định này trong Hiến pháp Hàn Quốc nhằm bảo đảm không có cá nhân nào đứng trên luật pháp và mọi quan chức đều phải tuân theo pháp quyền. Tuy nhiên, thủ tục luận tội Tổng thống cần thông qua ba bước khá ngặt nghèo. Việc quy định chặt chẽ như vậy nhằm bảo đảm các phe phái không lợi dụng quy trình luận tội để phục vụ những mục đích chính trị.

Tạo động lực cho nền kinh tế
Quốc tế

Tạo động lực cho nền kinh tế

Sau hơn một thập kỷ giữ lập trường thận trọng, mới đây Bộ Chính trị Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách tiền tệ "nới lỏng phù hợp" nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là các biện pháp tài khóa tích cực hơn để mở rộng tiêu dùng và nhu cầu nội địa. Đây được đánh giá là một phần trong nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc để duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng trong nền kinh tế; động thái bất ngờ này sẽ không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước mà còn cả nền kinh tế toàn cầu.