Quốc hội Pháp thông qua luật đặc biệt để ngăn Chính phủ đóng cửa

Quốc hội Pháp đã thông qua một đạo luật đặc biệt đóng vai trò là biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các dịch vụ công trong bối cảnh chưa thể có ngân sách cho năm 2025 sau khi chính phủ cũ sụp đổ và Chính phủ mới chưa được thành lập.

Ngày 18.12, Thượng viện Pháp đã thông qua một luật đặc biệt để đảm bảo các chức năng cốt lõi của nhà nước tiếp tục hoạt động trong khi Chính phủ làm việc về ngân sách năm tới. Trước đó, ngày 16.12, luật này đã vượt qua "ải" Hạ viện Pháp, nơi không chính đảng hay liên minh nào nắm giữ đa số rõ ràng. Dự kiến, dự luật sẽ được công bố trước ngày 31.12.

sjn4vae3wvutotzi5nxj7f5lcq.jpg
Thượng viện Pháp. Ảnh: Ireland Times

Tuần trước, tân Thủ tướng Bayrou – một chính trị gia trung dung kỳ cựu và đồng minh thân cận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron – cho biết, ông phải đối mặt với cuộc đấu tranh "khắc nghiệt" để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách của Pháp.

Chính quyền Paris đang phải đối mặt với áp lực từ cơ quan hành pháp và thị trường tài chính của EU để giải quyết khoản nợ khổng lồ của mình, ước tính sẽ lên tới 6% GDP trong năm nay.

Dự luật ngân sách của cựu Thủ tướng Michel Barnier, người tiền nhiệm của ông Bayrou, nhằm mục đích tăng thuế và cắt giảm chi tiêu lên tới 60 tỷ Euro, đã bị phe cực hữu và cánh tả bác bỏ, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chính phủ của ông.

Ngay khi vừa nhậm chức, tân Thủ tướng Bayrou ưu tiên thông qua luật khẩn cấp để gia hạn ngân sách năm 2024, sau đó bắt đầu đàm phán cho ngân sách năm tới, có khả năng sẽ diễn ra sớm nhất vào tháng 1 năm sau.

Các nhà lãnh đạo cánh tả cho biết họ có thể sẽ tiếp tục cố gắng lật đổ chính phủ của ông Bayrou nếu tân Thủ tướng cũng sử dụng các quyền hiến định đặc biệt (Điều 49.3) để thông qua ngân sách năm 2025 mà không đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp như người tiền nhiệm của ông đã làm.

Điều 49.3 của Hiến pháp Pháp là một cơ chế cho phép cơ quan hành pháp thông qua luật tại Quốc hội mà không cần bỏ phiếu. Trong trường hợp này, Quốc hội có quyền yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ.

Cổ phiếu ngân hàng Pháp đã giảm sau khi Moody’s hạ xếp hạng của 7 ngân hàng trong bối cảnh tình hình chính trị biến động ở nền kinh tế lớn thứ 2 Eurozone. Cả trái phiếu chính phủ Pháp và thị trường chứng khoán của nước này đều bị bán tháo do tâm lý đầu tư xấu đi.

Thế giới 24h

Israel và Hamas chuẩn bị trao đổi thêm con tin trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn
Thế giới 24h

Israel và Hamas chuẩn bị trao đổi thêm con tin trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn

Người dân đã tụ tập tại Tel Aviv và Thành phố Gaza hôm 25.1 để chờ đợi Israel và Hamas tiến hành trao đổi thêm nhiều con tin để đổi lấy tù nhân Palestine. Đây là cuộc trao đổi thứ hai kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu ở Dải Gaza vào cuối tuần trước và là một thử nghiệm khác cho thỏa thuận.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris: Bước lùi đáng tiếc
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris: Bước lùi đáng tiếc

Ngay trong những giờ đầu tiên quay trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đối với Mỹ, quyết định này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ đô la, nhưng đối với phần còn lại của thế giới, điều này sẽ tạo ra làn sóng lo ngại toàn cầu về tương lai phát triển bền vững, đặc biệt khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường.

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?
Thế giới 24h

Ông Donald Trump sẽ làm gì trong ngày đầu tiên trở lại Phòng Bầu dục?

Trước thềm lễ nhậm chức vào đêm 20.1 (giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố, ngay sau khi bước vào Phòng Bầu dục, ông sẽ ký hàng chục sắc lệnh hành pháp để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Vậy những lời hứa đó là gì, và liệu những nội dung nào sẽ được thực thi ngay lập tức?