Tản mạn

Đi trốn

1. Tầm này năm ngoái, bỏ lại sau lưng những ngày cuối năm bận rộn, bọn mình quyết định đón Tết sớm ở Đà Lạt. Hai mẹ con háo hức xếp đồ, cương quyết không mang theo máy tính, vác theo nhiều truyện và hứa là sẽ không để công việc hay thiết bị điện tử chen giữa. Trong một khách sạn nhỏ nằm cheo leo trên sườn thung lũng, tụi mình ngủ như bị đánh thuốc mê. Rồi ăn cật lực. Rồi lại đi ngủ. Rồi lang thang khám phá cái xóm nhỏ. Rồi ngồi chơi với nhau những chỗ thiên nhiên xinh đẹp…

Tụi mình chẳng đi thăm thú được gì nhiều, chụp ảnh tất nhiên càng không có cơ hội. Nhưng chuyến đi mới ngọt ngào làm sao. Nó trả lại con nhóc cho mình - người bạn gái thân nhất. Người mà khi trở về ngồi cạnh sẽ thấy: Ồ thật dễ chịu, sao mình bình yên thế này, sao mình được yêu thế này, sao mình được tin và yên tâm thế này...! Tụi mình hạnh phúc vì được dắt tay nhau đi ngược con đường phía sau khách sạn tìm ra được ngôi chùa của dân xóm. Con đường đầy loại hoa thơm tho và có vô số chó các độ tuổi xồ ra mừng rỡ chào hỏi con nhóc. Tụi mình vui phát điên khi lẹo dẹo dựa vào nhau trên đường dốc và nói những chuyện nhăng cuội. Tụi mình buộc tóc cho nhau, đấm lưng cho nhau, cằn nhằn nhau, đọc truyện cho nhau nghe, mãi không xong hai trang vì cứ đọc được vài dòng là buồn ngủ - tuyệt thế cơ chứ!

Tụi mình được ngồi trong ngôi nhà thiền giữa đồi cây. Lượm sầu rụng và mít tố nữ chín cây ở giữa rẫy cafe. Đến thăm sư thầy ở chùa để được cảm nhận lòng bình yên lâu lắm mới trở về... 

2. Chuyến đi cuối cùng trong năm 2021 của hai mẹ con là về làng Alba dưới chân núi Trường Sơn.

Tụi mình đều mệt và ngại đông người, nên cần sự tĩnh lặng để được khẽ khàng tìm về con người vui vẻ rực rỡ mà tụi mình vốn là. Lần đầu tiên con nhóc sung sướng phát hiện ra nó đã đủ khỏe để chở mẹ trên xe đạp lên dốc băng băng. Nhưng cũng chỉ đạp xe được buổi chiều thì trời đổ mưa. Và mưa tới tận khi tụi mình về, tầm tã như đón bão, rét hơn bao giờ hết.

Tụi mình cũng chẳng phiền lòng gì với mưa. Mỗi người ôm một quyển sách, rồi ra hiên pha trà ngồi ngắm mưa nghe nhạc, rồi ngủ. 10 giờ đêm, tôi rủ con nhóc ra suối nước nóng ngoài trời. Tụi mình dò dẫm trong bóng tối để tìm đường ra suối. Nước mưa cuồn cuộn chảy lạnh ngắt dưới chân. Cảm giác thật đặc biệt khi trần trụi co ro dưới trời lạnh 14oC, mưa thì cứ khoan nhặt, hai mẹ con hăm hở nhúng cơ thể buốt giá xuống dòng nước khoáng bốc hơi nghi ngút. Cái nóng ngấm dần rất êm ái, cơ khớp lập tức dịu xuống thư giãn. Suối nước nóng chảy qua rừng bạch đàn chanh, mưa làm mùi tinh dầu của lá bạch đàn thức dậy, thơm tho cả một đoạn suối. Phần đầu nhô lên mặt nước thì tê lạnh bởi gió và mưa, phần cơ thể ngâm dưới nước thì tê nóng  - tạo nên đối lập nhiệt độ rất phê pha. 

Trước khi trở lại Hà Nội, tôi hỏi con nhóc còn nguyện vọng gì để chiều nó nốt. Nó bảo muốn được đọc truyện và uống trà trong bồn tắm. Tôi chuẩn bị cho nó bồn nước nóng già, thả cánh hoa khô và tinh dầu hoa hồng đàng hoàng. Rồi khi con ranh đã nằm ngâm trong bồn, tôi soạn ra khay trà cúc mật ong, một ít đồ ăn vặt, quyển truyện nó đọc dở… để trên chiếc đôn nhỏ bên cạnh. Gần 12 giờ đêm, đứa trẻ ấm sực má đỏ mới chui vào chăn. Nó vòng tay ôm mẹ nói: "Cảm ơn mẹ vẫn là bạn thân. Mẹ đã không nhắc em phải đi ngủ đúng giờ, hay đi ra ngoài trong đêm là nguy hiểm và có thể ốm. Mẹ vẫn đồng lõa, miễn là em vui…".

Hành trình đồng hành với một con người đang loay hoay lớn (và nó lại cứ nghĩ cả thế giới chống lại nó, gây khó dễ với nó) thật nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã được nhắc là hãy kiên nhẫn, để giúp con nhóc trở về bản thân, trở về con người thuần khiết với niềm yên tâm vào chính nó, và có mẹ sẵn sàng mọi lúc mọi nơi cùng nó. Kể cả cùng loay hoay, kể cả đau khổ khi phải đập vỡ cái vỏ cứng an toàn của những năm tháng qua, để cái mầm cây của cuộc đời nó được lên xanh. 

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.