Cải lương và phép thử với đề tài giả tưởng

Lồng ghép các yếu tố mới lạ, từ việc bắt trend đọc rap đến những câu lý hát trên nền nhạc hiện đại, vở cải lương giả tưởng "Cánh cửa khép hờ" của Nhà hát Cải lương Việt Nam mang đến nhiều thú vị.

Khai thác đề tài trí tuệ nhân tạo

Cánh cửa khép hờ do NSND Triệu Trung Kiên và Hoàng Song Việt đồng tác giả, NSND Triệu Trung Kiên đạo diễn. Vở diễn khai thác đề tài giả tưởng, kể câu chuyện cặp vợ chồng doanh nhân Phạm Thắng và Thanh Huyền ba lần sinh con đều không nuôi được. Với toan tính có một lãnh đạo kiệt xuất cho tập đoàn trong tương lai, doanh nhân Phạm Thắng đã nhờ đến công nghệ để cho ra đời một đứa trẻ biển đối gen có trí thông minh và năng lực siêu phàm. 

Đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống -0
Vở diễn đề cập đến đề tài biến đổi gen và công nghệ AI

Phạm Tân Kỷ Nguyên (Hoàng Tuấn Thịnh đóng), con trai cặp vợ chồng doanh nhân, lớn lên đã trở thành một “siêu nhân” có nhiều nghiên cứu khoa học gây chấn động, trong đó có dự án “Dịch chuyển liên hành tinh” (nỗ lực đưa con người đến một hành tinh cách trái đất hàng trăm năm ánh sáng chỉ trong chưa đầy 30 giây). Song cũng từ đây đã làm nảy sinh hàng loạt hệ lụy khiến những người liên quan phải trả giá bằng nỗi đau, bi kịch…  

NSND Triệu Trung Kiên cho biết, mọi kết cấu trong vũ trụ không được định hình một cách tuyệt đối, nó luôn có khoảng hở, nên anh lấy tên vở diễn là "Cánh cửa khép hờ". Chọn đề tài viễn tưởng, NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ đó là nhân sinh quan được ấp ủ từ nhiều năm. "Tôi rất quan tâm các vấn đề về tôn giáo và khoa học, luôn tò mò, tìm hiểu con người và vũ trụ, luật nhân quả, luân hồi, thế giới bên kia. Vở diễn ra mắt dịp này như một nhân duyên để tôi được trải lòng".

Các vấn đề mà đạo diễn đề cập cụ thể là biến đổi gen, công nghệ trí tuệ nhân tạo với sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ, ảnh hưởng đến cuộc sống con người khi nhiều ngành nghề biến mất trong tương lai, thất nghiệp tăng... “Tác phẩm là lời cảnh tỉnh nhân loại trước các xu thế lạm dụng công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo; đồng thời khẳng định, mỗi bước tiến của văn minh nhân loại phải luôn song hành, thân thiện với các quy luật của tự nhiên. Mọi tham vọng tác động làm biến đổi hệ cân bằng sinh thái tự nhiên nhằm mang lại lợi ích cá nhân, đều tiềm ẩn hiểm họa cho toàn nhân loại”.

Khám phá giới hạn của cải lương

Vở cải lương giả tưởng với nhiều cảnh diễn ấn tượng như cảnh thực hiện biến đổi gen người; sự hình thành của bào thai biến đổi gen; cảnh thực hiện dự án dịch chuyển liên hành tinh… được xử lý bởi sự phối hợp tổng thể từ âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu cho tới động tác hình thể, trang phục và diễn xuất của nghệ sĩ biểu diễn. Đặc biệt, vở diễn sử dụng âm nhạc đương đại như Pop, Rock, Rap, EDM… cùng các làn điệu cải lương như các điệu lý, quảng, bản nhỏ, tạo ra cảm quan âm nhạc mang màu sắc đương đại. 

Cải lương truyền thống dựng vở về... AI - ảnh 6

Vở diễn quy tụ các nghệ sĩ sân khấu cải lương phía Bắc

Đây là lần đầu tiên Nhà hát Cải lương Việt Nam khai thác chủ đề giả tưởng. NSND Triệu Trung Kiên cho biết, nó “giống như một phép thử, tạo nguồn cảm hứng mãnh liệt. Và nghệ thuật thường không có giới hạn. Song song với bảo tồn cải lương truyền thống, chúng tôi tìm mọi cách để phát triển nó trong thời đại mới".

NSND Triệu Trung Kiên cho biết thêm, nghệ sĩ cải lương luôn muốn tôn vinh nghệ thuật mình theo đuổi, đồng thời khám phá giới hạn của cải lương; phô diễn những ưu việt của nghệ thuật, không chỉ là những câu chuyện trữ tình, tình yêu nam nữ, oan trái trong cuộc đời... mà còn muốn chạm đến những vấn đề của nhân loại, lý giải các vấn đề tự nhiên, con người, vũ trụ.

“Với tác phẩm này, cải lương hoàn toàn có thể đề cập đến vấn đề đó, bằng góc nhìn, cách tiếp cận của cải lương. Nói cách khác, cải lương không chỉ khai thác các câu chuyện đời thường mà còn muốn truyền tải những câu chuyện lớn hơn mà không có giới hạn hay gò bó", NSND Triệu Trung Kiên chia sẻ.

Đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật truyền thống -0
Cảnh trong vở cải lương giả tưởng "Cánh cửa khép hờ"

Cũng theo đạo diễn Triệu Trung Kiên, mặc dù kể câu chuyện phức tạp nhưng vở diễn đã phải đơn giản hóa với cách xây dựng ngắn gọn, logic, nhằm mang đến tính giải trí cho khán giả, để khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ thêm yêu quý cải lương. 

Văn hóa

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.

Người “tái sinh” những gốc tre già
Văn hóa

Người “tái sinh” những gốc tre già

Với nụ cười thân thiện, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ kể về hành trình làm nghề điêu khắc gốc tre; vừa nói, đôi bàn tay ông thoăn thoắt dùi, đục, như muốn chứng minh rằng từ những gốc tre bị bỏ đi, dưới bàn tay sáng tạo có thể “tái sinh” thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị, góp phần làm phong phú thêm di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh
Văn hóa

Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh

Hàng trăm bức ảnh về 11 khu vườn lịch sử nổi tiếng ở Bắc Kinh và Bảo tàng vườn Trung Quốc đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, nằm trong chương trình hợp tác văn hóa giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh.