Hà Nội qua 'Mặt Phố', 'Mặt Chùa', 'Mặt Chợ'

Những góc phố, con người, món ăn… qua thời gian đã trở thành một phần làm nên bản sắc Hà Nội. Đó cũng là cảm hứng để các nghệ sĩ sáng tạo, nhằm thể hiện tình cảm dành cho thành phố dung dưỡng mình theo cách đặc biệt.

Ai cũng có một Hà Nội của riêng mình

Sau ba thập kỷ gặp gỡ và trở thành những người bạn thân thiết, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt nhận thấy cần phải làm một điều gì đó cùng nhau để tôn vinh Hà Nội - thành phố gắn liền với tuổi thơ và sự nghiệp của họ.

Thành công trong các lĩnh vực của mình, họ đã tìm đến nhau để tạo nên một dự án chung. Thay vì bắt đầu bằng một hình thức nghệ thuật, họ lựa chọn truyền tải thái độ sống và tình cảm dành cho Hà Nội.

150 mặt nạ điêu khắc, được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, như một lời tri ân của ba nghệ sĩ đối với Hà Nội, đang được trưng bày tại Hội Quán Quảng Đông, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội (đến hết ngày 10.11).

IMG_2607.jpg
Một góc triển lãm

Họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, cùng sinh ra ở phố cổ Hà Nội, dù theo đuổi những con đường nghệ thuật riêng, cả ba nghệ sĩ đều chia sẻ chung tình yêu sâu sắc với Hà Nội. Đó là điều đã gắn kết họ trong suốt ba thập kỷ qua. Cùng triển lãm chung lần này, với ba cách thể hiện khác nhau, họ đã tạo ra ba chủ đề chính cho triển lãm: Mặt Phố, Mặt Chùa, Mặt Chợ.

Nhà văn Nguyễn Việt Hà chọn Mặt Phố, từ chính tình yêu dành cho những ngõ phố Hà Nội, nơi khơi nguồn cảm hứng bất tận của ông trong văn học. Với ông, các mặt nạ được khắc họa không chỉ là những khuôn mặt mà còn là những mảnh ghép của cuộc sống nơi phố phường Hà Nội.

Từng cho ra mắt nhiều tác phẩm viết về Hà Nội như “Con giai phố cổ”, “Tuyệt không dấu vết”, “Giọng của phố”… nhà văn Nguyễn Việt Hà cho biết: “Chúng tôi định làm triển lãm về chủ đề thuần Hà Nội lấy tên là “Vỉa hè”, nhưng có nhiều điều vướng, cho đến khi anh Đạt có ý tưởng làm về triển lãm “Mặt nạ”. Trên khoảng 30 mặt nạ, tôi viết những câu trong các tập tản văn của mình, mỗi câu 7 - 8 chữ, chủ đề chính vẫn là Hà Nội”.

“Quan niệm về phố Hà Nội, Hà Nội có phẩm tính gì, thực sự tôi đã viết nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết và tạp văn, và ngoài Hà Nội tôi cũng không viết gì khác. Tôi nghĩ rằng được sinh ra và lớn lên ở thành phố này đã là may mắn, dù tôi đã viết nhiều lần là Hà Nội chẳng phải của riêng ai, ai cũng có một kiểu Hà Nội của riêng mình. Hà Nội là thành phố văn hóa, ai sống lâu ở đây, đến thời điểm nào đó cũng thăng hoa thành nghệ sĩ, có người hát, vẽ, múa… còn tôi viết văn” - nhà văn Nguyễn Việt Hà chia sẻ.

Theo ông, thổ nhưỡng, nền tảng văn hóa của Hà Nội đã khiến thành phố này có đông đảo văn nghệ sĩ. Dù vùng đất nào cũng có đặc sắc riêng, nhưng với Hà Nội, sự lãng tử, tài hoa… được coi là “phẩm chất”.

"Thần thánh hóa" Hà Nội

Đối với họa sĩ Lê Thiết Cương, Mặt Chùa là lựa chọn tự nhiên từ sự gần gũi với Phật giáo, đức tin đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách nghệ thuật và con người của ông, với những tác phẩm mang đậm triết lý Phật giáo cũng như sự tĩnh lặng giữa dòng đời xô bồ.

Khách tham quan thích thú ngắm nhìn và đọc những câu từ được ghi trên mặt nạ
Khách tham quan thích thú ngắm nhìn và đọc những câu từ được ghi trên mặt nạ

“Từ Mặt Chùa, tôi nghĩ ra ý tưởng trên mặt nạ giấy bồi và mặt nạ gốm. Trên các mặt nạ gốm, tôi ghi các câu kinh điển của nhà Phật, còn trên mặt nạ giấy bồi, dù không nghiên cứu văn học Việt Nam, nhưng tôi yêu thích văn thơ giai đoạn thời Lý - Trần, nên chọn các câu thơ nổi tiếng của các thiền sư, nhà thơ thời kỳ này để viết trên mặt nạ” - họa sĩ chia sẻ.

Với nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, người lớn lên giữa những khu chợ Hà Nội, đã chọn Mặt Chợ, như cách để gợi nhớ lại bầu không khí thân quen và hỗn loạn của phố cổ.

Cho rằng “con người chính là số phận của thành phố” và “con phố, món ăn có thể trở thành một nguyên liệu của nghệ thuật”, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đưa vào tác phẩm của mình tên những con phố Hàng, món ăn nổi tiếng của Hà Nội…

“Đơn giản là ngày xưa chúng tôi gọi tên người gắn với tên bố mẹ, hoặc tên nghề gia đình, hoặc tên con phố. Đã có những tay chơi nổi tiếng gọi là Cường Hàng Đồng, rồi Thắng Hàng Vải, Trường Hàng Chiếu… Chuyện tên một người gắn với một con phố, hoặc tên con phố gắn với số phận của con người cũng rất dễ hiểu”.

Hà Nội gắn với những phố Hàng, món ăn, con người...
Hà Nội gắn với những phố Hàng, món ăn, con người...

Tên những con phố cổ, những món ăn ẩm thực truyền thống, những câu văn kinh điển, những câu kinh linh thiêng, được viết trên những gương mặt phố cổ, bởi hình thức kỹ thuật siêu truyền thống, tất cả chỉ nhằm “thần thánh hóa” Hà Nội.

Với các nghệ sĩ, Hà Nội không chỉ là một địa danh với những danh thắng và kiến trúc đẹp, mà còn là một thế giới văn hóa sâu sắc và đa chiều, nơi mà mỗi con người và mỗi đường phố đều mang một câu chuyện đi cùng thời gian.

Văn hóa - Thể thao

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.