Chùa Báo Ân với dòng thiền Trúc Lâm

Đó là chùa Báo Ân tọa lạc tại xã Dương Quang thuộc Kinh Bắc thời Nguyễn, nay thuộc huyệån Gia Lâm, Hà Nội. Từ đầu thời Lý, Dương Quang thuộc hương Siêu Loại, nên chùa Báo Ân còn được người đời gọi là chùa Siêu Loại. Trải qua nắng mưa ngàn năm và bao biến thiên lịch sử, chùa Báo Ân hiện chỉ còn lại ba kiến trúc nhỏ và 3 tấm bia đá.

Những thư tịch cổ, như sách Đại Việt sử ký toàn thư, sách Tam tổ thực lục hay sách Tam tổ hành trạng... có ghi về chùa Báo Ân, cho thấy đầu thời Trần, chùa Báo Ân đã là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền Trúc Lâm với tổ thứ nhất là Trúc Lâm Đầu Đà (tức vua Trần Nhân Tông), tổ thứ hai là Thiền sư Pháp Loa và tổ thứ ba là Thiền sư Huyền Quang. Đó là ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật giới cũng như người đời vẫn gọi là Trúc Lâm tam tổ.

Chùa Báo Ân xưa
Chùa Báo Ân xưa
Bởi gắn bó nhiều với hành trạng và cuộc sống của Tam tổ, nên chùa Báo Ân nổi tiếng thiên hạ. Như sự kiện mang tính lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, là vào mồng 1 Tết Mậu Thân, niên hiệu Hưng Long thứ XVI (1308), vua Trần Nhân Tông đã cho Pháp Loa trụ trì chùa Báo Ân và chính thức làm tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Sự kiện lớn này có sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông, nhiều văn võ bá quan và Tăng vị Phật tử. Lễ thức diễn ra rất trang trọng: “Điều Ngự (vua Trần Nhân Tông) lên tòa thuyết pháp, giảng xong, Điều Ngự đi xuống dắt Pháp Loa lên tòa giảng, đứng đối diện, rồi chắp tay thăm hỏi. Thiền sư Pháp Loa đáp lễ, Điều Ngự trao pháp y cho. Lát sau Điều Ngự ngồi vào ghế Khắc lục ở một bên, nghe Thiền sư giảng pháp. Công việc hoàn tất, Điều Ngự cho Pháp Loa lên trụ trì chùa Siêu Loại (Báo Ân) và Sơn môn Yên Tử, đồng thời được là vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm”… Tương truyền, ngay sau khi truyền ngôi cho Thái tử, trên đường lên Yên Tử quy y Phật giáo, vua Trần Nhân Tông đã ngủ lại một đêm tại chùa Báo Ân. Còn trong sách Tam tổ thực lục ghi lại sự kiện tháng 10.1308, Công chúa Thụy Thiên bị ốm nặng, trước khi qua đời, bà muốn gặp vua em. Trần Nhân Tông về thăm chị xong, từ Thăng Long trở lên Yên Tử, Ngài cũng nghỉ đêm tại chùa Báo Ân, hôm đó là rằm tháng 10.

Đệ nhất tổ Trúc Lâm có để lại di chiếu về chùa Báo Ân. Sau khi Ngài viên tịch, Thiền sư Pháp Loa thực hiện di chiếu, cho xây lại chùa với một quy mô lớn hiếm nơi nào sánh được. Những hiệp thợ giỏi nhất, những vật liệu tốt nhất được đưa về xây dựng chùa. Vua Trần Anh Tông đã đích thân cho xuất quốc khố và điều cấm binh để phục vụ xây dựng chùa, và cấp 100 mẫu ruộng cho chùa làm tam bảo điền. Chùa Báo Ân trở thành một thiền viện to lớn, rực rỡ. Những buổi thuyết pháp do chùa tổ chức, thiền sư Pháp Loa và Bích Phong trưởng lão nhiều lần thuyết giảng về kinh Hoa Nghiêm, hàng ngàn tăng đồ đến nghe...

Tuy nhiên, trải qua nắng mưa ngàn năm và bao biến thiên lịch sử, chùa Báo Ân hiện chỉ còn lại ba kiến trúc nhỏ, là tòa Tiền đường, nhà Tổ và nhà cho tăng sư ở, trên một khuôn viên rộng chừng 1.600m2; và ba tấm bia đá trong vườn chùa. Bia dựng năm Hoàng Định thứ II (1602), gió mưa đã bào mòn gần hết mặt chữ, chỉ có thể hiểu bia ghi tên những người cúng ruộng cho chùa. Bia Tu tạo Báo Ân tự bi ký dựng năm Đức Long thứ II (1630), ghi lại việc họ Trịnh bỏ tiền và cúng ruộng để tu tạo chùa Báo Ân. Bia Trùng tu Báo Ân tự bi ký dựng năm Thành Thái thứ IV (1892). Những điều lệ, quy định trong văn bia cho biết cụ thể, rõ nét về đời sống tâm linh của dân xã Dương Quang; những tập tục lễ nghi hàng năm diễn ra tại chùa; và tinh thần gắn bó tối lửa tắt đèn của dân chúng vùng quê này...

Chùa Báo Ân chứa đựng chiều sâu lịch sử không mấy danh lam sánh được. Ngôi chùa này gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của Phật giáo nước Việt từ ngàn năm trước; gắn bó với những hành trạng của Tam tổ và nhiều danh tăng của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử... Việc tu sửa chùa Báo Ân xứng với tầm vóc của cổ tự này là một việc làm ý nghĩa, rất cần được quan tâm. Đó là trách nhiệm với tổ tiên, với lịch sử.

Văn hóa

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau
Văn hóa - Thể thao

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau

Cà Mau Art tour 2024 chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 họa sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Chương trình đã tạo nên một sân chơi mới, mang đến không gian sáng tạo cho nghệ sĩ; đồng thời góp phần lan tỏa hình ảnh, các giá trị văn hóa, con người vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị
Văn hóa - Thể thao

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị

Lấy cảm hứng từ tính “biến tấu” trong ngôn ngữ điêu khắc module của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị, Think Playgrounds phối hợp cùng nhóm giám tuyển triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” thực hiện tổ hợp sân chơi trong khuôn viên lễ hội từ hình tượng những khối module của tác giả.

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh
Văn hóa - Thể thao

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh

Bằng sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống, mong muốn bảo tồn tinh hoa nghề cổ, truyền lửa cho thế hệ tương lai, nhóm tác giả bộ sách “Vang danh nghề cổ” đã ấp ủ dự án này trong nhiều năm và vừa được NXB Kim Đồng ra mắt.

Mở rộng biên độ sáng tạo
Văn hóa

Mở rộng biên độ sáng tạo

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ thay đổi phương thức tương tác với tác phẩm mà còn cả cách tạo ra chúng. Nghệ sĩ ngày nay không chỉ thực hành sáng tạo đơn thuần mà còn là những "kỹ sư" sử dụng công nghệ, máy móc để mở rộng biên giới nghệ thuật.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.