“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

Từ ngày 2 - 10.11 tại tầng 2 phòng triển lãm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra triển lãm “Dòng chảy”, trưng bày 41 tác phẩm hội họa trên các mặt chất liệu truyền thống như giấy dó, sơn mài và lụa, cùng 3 tác phẩm điêu khắc gỗ của ba tác giả: Đinh Thị Kim Liên, Trang Thanh Hiền và Hoàng Hương Giang.

canhchimthiendieuvetroi-huonggianghoang.jpg
Tác phẩm "Cánh chim thiên điểu về trời" của Hoàng Hương Giang

"Dòng chảy" của Hoàng Hương Giang tràn trề xúc cảm qua những bức tranh sen tươi mới sắc xuân trên chất liệu giấy dó và sơn mài. Tranh của cô thấm đượm sự bay bổng, nên thơ trong các ý niệm về cuộc đời. “Giữa muôn vàn xáo trộn của cuộc đời, tôi vẫn luôn giữ cho mình một bản ngã tĩnh lặng nhất, nhưng trái tim của người phụ nữ thì dù ở đâu vẫn luôn thật nồng nàn”…

Cũng là sen, dòng chảy nghệ thuật của Trang Thanh Hiền có phần giản đơn và điềm tĩnh hơn. Các tác phẩm của chị chủ đề về Phật giáo trên đồ họa khắc in kết hợp với mực nho và màu nước.

img-9068.jpg
Tác phẩm "Soi tâm" của Trang Thanh Hiền

Là một nhà nghiên cứu lâu năm về văn hóa Phật giáo, ngắm tranh của Trang Thanh Hiền, ta như thấy được cả những câu hỏi mở về cuộc đời mình. “Tôi thích một sự giản đơn kiệm hình, kiệm sắc mà có ý tứ. Soi tâm là một ví dụ điển hình về triết lý ta thấy gì bên trong ta, sóng gió hay bình yên. Tâm ta có Phật, Phật có ta”.

Họa sĩ Đinh Thị Kim Liên thì giới thiệu các tác phẩm về lễ hội và đời sống sinh hoạt làng quê trên chất liệu sơn mài và giấy dó. Chiêm nghiệm về khát vọng sống được hiện lên qua những thời khắc thăng trầm từ các trạng thái thực tế của cuộc sống đa sắc màu. “Những bức tranh biểu hiện những cái tôi yêu. Văn hóa dân tộc Việt Nam làm cho tâm trí tôi say mê và trái tim tôi rung cảm”.

muabong-kimlien.jpg
Tác phẩm "Múa Bồng" của Đinh Thị Kim Liên

“Dòng chảy” như mạch nước ngầm trong suốt đầy khắc khoải và yêu thương của ba nữ họa sĩ. Trên chất liệu truyền thống như sơn mài, giấy dó... các tác phẩm như dấu ấn của hành trình mà mỗi nữ nghệ sĩ đã tìm kiếm những giá trị đậm sắc văn hóa Việt.

Các họa sĩ mong muốn, thông qua triển lãm góp phần nâng cao giá trị văn hóa truyền thống, thông qua các chất liệu và hình ảnh hoa sen; truyền tải thông điệp về sự chữa lành thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật; tạo nên không gian mở cho sáng tạo và trải nghiệm nghệ thuật.

“Hy vọng rằng, sự hợp lưu của ba dòng chảy của ba chị em chúng tôi trong triển lãm lần này sẽ góp phần tạo ra một con sóng nhỏ cho mỗi người trong chúng tôi đi xa hơn nữa trong hành trình của chính mình. Và cũng hy vọng rằng, niềm vui được nối tiếp, đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những niềm hân hoan trong thưởng ngoạn cuộc sống”, họa sĩ Trang Thanh Hiền chia sẻ.

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ có 3 workshop: sắp đặt những cánh sen nghệ thuật giữa các nghệ sĩ và các em nhỏ CLB mỹ thuật G-art studio và Cùng bé sáng tạo (sáng 3.11); tạo hình sen trên gốm và art talk về hình ảnh hoa sen trong văn hóa Việt (sáng 9.11); và trải nghiệm vẽ giấy dó, trò chuyện về tự chữa lành thông qua ngôn ngữ nghệ thuật (sáng 10.11).

Văn hóa - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Hướng tới thành phố Huế đặc sắc, hạnh phúc

Giữ những cái Huế đang có và biến thành lợi thế so sánh với các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các di sản, bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên du lịch bền vững... Trong đó, phải tôn trọng tính chất đặc biệt của Huế là một đô thị lịch sử - văn hóa.