Chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin”

Ngày 5.11, sự kiện chiếu phim và tọa đàm “Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin” sẽ có sự tham gia của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, diễn viên Hoàng Hà và TS. Lê Thị Tuân.

Trước thành công tại các liên hoan phim quốc tế của phim dài Cu li không bao giờ khóc, Phạm Ngọc Lân là đạo diễn trẻ độc lập đã in đậm dấu ấn phong cách cá nhân qua các phim ngắn như Chuyện mọi nhà (2011), Thành phố khác (2016) Một khu đất tốt (2019), Giòng sông không nhìn thấy (2020)...

Xuyên suốt các tác phẩm của anh, ta thấy trở đi trở lại nỗ lực đưa hiện tại trở về quá khứ và đưa quá khứ trở về hiện tại. Ở đó, con người như những thực thể “trôi dạt” bất định trong dòng chảy miên viễn của thời gian, chỉ còn lại những di tích, xứ sở, nơi chốn vừa lặng lẽ biến đổi, vừa ở đó âm thầm chứng kiến và lưu giữ những ký ức của con người về chính họ như một minh chứng lịch sử.

465242816-1081527480640404-6157641823660179100-n.jpg

Có lẽ do xuất phát điểm là một kiến trúc sư, trong các phim của Phạm Ngọc Lân, từ dòng sông Mê Kông trải dài cho đến không gian đô thị Hà Nội đầy hoài niệm, cảnh quan và kiến trúc không đơn giản chỉ là những “nhân vật phụ”, mang tính thụ động, phông nền, tĩnh tại và chỉ chực chờ để con người “lướt qua”, mà còn là một thực thể sống động, đậm đặc tính lịch sử và văn hóa. Nó mang một thứ quyền năng khơi gợi, tái tạo và nhào nặn ký ức của con người, đồng thời còn là một điểm nối kết quan trọng giữa ký ức cá nhân và tập thể.

Nhiều ý kiến cho rằng, điện ảnh của Phạm Ngọc Lân vừa như sự "tỏ lòng tôn kính và cảm tạ” của đạo diễn với “từng mảnh vụn của thời gian”, vừa như nỗ lực cố gắng nắm bắt và tái hiện một thứ mỹ cảm “trầm mặc, mong manh và dễ bị tổn thương” của những ký ức về văn hóa, lịch sử đã, đang và sắp bị quên lãng.

Tại sự kiện chiếu phim và tọa đàm Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin, do Bộ môn Nghệ thuật học, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức sẽ chiếu một số video và ba phim ngắn của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, cụ thể là Chuyện mọi nhà (2011), Một khu đất tốt (2019), Giòng sông không nhìn thấy (2020).

Chuỗi video và phim ngắn này sẽ phần nào mang đến cho khán giả những hình dung về sự định hình của một cá tính điện ảnh riêng biệt của đạo diễn bắt đầu từ những video nghệ thuật, phim ngắn cho đến phim dài. Để từ đó, cùng trao đổi, thảo luận về mối liên hệ sâu sắc giữa thời gian, ký ức, cảnh quan và danh tính trong phim, về hành trình đưa điện ảnh Việt đến các liên hoan phim quốc tế.

Các video và phim ngắn được lựa chọn trình chiếu cũng cho thấy mối đồng vọng và sự kết nối nghệ thuật sâu sắc giữa đạo diễn và các diễn viên NSND Minh Châu, Hoàng Hà, Wean Le, Naomi, Thùy Anh... như một nét đặc trưng trong thế giới điện ảnh của Phạm Ngọc Lân.

Với sự tham gia của đạo diễn Phạm Ngọc Lân, diễn viên Hoàng Hà và TS. Lê Thị Tuân, sự kiện chiếu phim và tọa đàm Phạm Ngọc Lân: Hành trình đến Berlin nhằm mở ra không gian trải nghiệm và thảo luận đầy tính gợi mở và đa chiều về hành trình làm phim và định hình phong cách phim của Phạm Ngọc Lân, cho đến hành trình chu du gây tiếng vang tại các liên hoan phim quốc tế...

Sự kiện diễn ra tại Hội trường tầng 8 nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.