Chùa Báo Ân với dòng thiền Trúc Lâm

Đó là chùa Báo Ân tọa lạc tại xã Dương Quang thuộc Kinh Bắc thời Nguyễn, nay thuộc huyệån Gia Lâm, Hà Nội. Từ đầu thời Lý, Dương Quang thuộc hương Siêu Loại, nên chùa Báo Ân còn được người đời gọi là chùa Siêu Loại. Trải qua nắng mưa ngàn năm và bao biến thiên lịch sử, chùa Báo Ân hiện chỉ còn lại ba kiến trúc nhỏ và 3 tấm bia đá.

Những thư tịch cổ, như sách Đại Việt sử ký toàn thư, sách Tam tổ thực lục hay sách Tam tổ hành trạng... có ghi về chùa Báo Ân, cho thấy đầu thời Trần, chùa Báo Ân đã là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền Trúc Lâm với tổ thứ nhất là Trúc Lâm Đầu Đà (tức vua Trần Nhân Tông), tổ thứ hai là Thiền sư Pháp Loa và tổ thứ ba là Thiền sư Huyền Quang. Đó là ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật giới cũng như người đời vẫn gọi là Trúc Lâm tam tổ.

Chùa Báo Ân xưa
Chùa Báo Ân xưa
Bởi gắn bó nhiều với hành trạng và cuộc sống của Tam tổ, nên chùa Báo Ân nổi tiếng thiên hạ. Như sự kiện mang tính lịch sử của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, là vào mồng 1 Tết Mậu Thân, niên hiệu Hưng Long thứ XVI (1308), vua Trần Nhân Tông đã cho Pháp Loa trụ trì chùa Báo Ân và chính thức làm tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Sự kiện lớn này có sự chứng kiến của vua Trần Anh Tông, nhiều văn võ bá quan và Tăng vị Phật tử. Lễ thức diễn ra rất trang trọng: “Điều Ngự (vua Trần Nhân Tông) lên tòa thuyết pháp, giảng xong, Điều Ngự đi xuống dắt Pháp Loa lên tòa giảng, đứng đối diện, rồi chắp tay thăm hỏi. Thiền sư Pháp Loa đáp lễ, Điều Ngự trao pháp y cho. Lát sau Điều Ngự ngồi vào ghế Khắc lục ở một bên, nghe Thiền sư giảng pháp. Công việc hoàn tất, Điều Ngự cho Pháp Loa lên trụ trì chùa Siêu Loại (Báo Ân) và Sơn môn Yên Tử, đồng thời được là vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm”… Tương truyền, ngay sau khi truyền ngôi cho Thái tử, trên đường lên Yên Tử quy y Phật giáo, vua Trần Nhân Tông đã ngủ lại một đêm tại chùa Báo Ân. Còn trong sách Tam tổ thực lục ghi lại sự kiện tháng 10.1308, Công chúa Thụy Thiên bị ốm nặng, trước khi qua đời, bà muốn gặp vua em. Trần Nhân Tông về thăm chị xong, từ Thăng Long trở lên Yên Tử, Ngài cũng nghỉ đêm tại chùa Báo Ân, hôm đó là rằm tháng 10.

Đệ nhất tổ Trúc Lâm có để lại di chiếu về chùa Báo Ân. Sau khi Ngài viên tịch, Thiền sư Pháp Loa thực hiện di chiếu, cho xây lại chùa với một quy mô lớn hiếm nơi nào sánh được. Những hiệp thợ giỏi nhất, những vật liệu tốt nhất được đưa về xây dựng chùa. Vua Trần Anh Tông đã đích thân cho xuất quốc khố và điều cấm binh để phục vụ xây dựng chùa, và cấp 100 mẫu ruộng cho chùa làm tam bảo điền. Chùa Báo Ân trở thành một thiền viện to lớn, rực rỡ. Những buổi thuyết pháp do chùa tổ chức, thiền sư Pháp Loa và Bích Phong trưởng lão nhiều lần thuyết giảng về kinh Hoa Nghiêm, hàng ngàn tăng đồ đến nghe...

Tuy nhiên, trải qua nắng mưa ngàn năm và bao biến thiên lịch sử, chùa Báo Ân hiện chỉ còn lại ba kiến trúc nhỏ, là tòa Tiền đường, nhà Tổ và nhà cho tăng sư ở, trên một khuôn viên rộng chừng 1.600m2; và ba tấm bia đá trong vườn chùa. Bia dựng năm Hoàng Định thứ II (1602), gió mưa đã bào mòn gần hết mặt chữ, chỉ có thể hiểu bia ghi tên những người cúng ruộng cho chùa. Bia Tu tạo Báo Ân tự bi ký dựng năm Đức Long thứ II (1630), ghi lại việc họ Trịnh bỏ tiền và cúng ruộng để tu tạo chùa Báo Ân. Bia Trùng tu Báo Ân tự bi ký dựng năm Thành Thái thứ IV (1892). Những điều lệ, quy định trong văn bia cho biết cụ thể, rõ nét về đời sống tâm linh của dân xã Dương Quang; những tập tục lễ nghi hàng năm diễn ra tại chùa; và tinh thần gắn bó tối lửa tắt đèn của dân chúng vùng quê này...

Chùa Báo Ân chứa đựng chiều sâu lịch sử không mấy danh lam sánh được. Ngôi chùa này gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của Phật giáo nước Việt từ ngàn năm trước; gắn bó với những hành trạng của Tam tổ và nhiều danh tăng của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử... Việc tu sửa chùa Báo Ân xứng với tầm vóc của cổ tự này là một việc làm ý nghĩa, rất cần được quan tâm. Đó là trách nhiệm với tổ tiên, với lịch sử.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.