Khám phá thế giới

Bao báp - loài cây kỳ lạ nhất ở châu Phi

Bao báp (baobab) là loài thân gỗ thuộc họ gạo, thân cây và tán rất to sống ở khắp châu Phi, đặc biệt là Madagasca. Loài cây khổng lồ này gắn liền với đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân châu lục đen, là biểu tượng của sự sinh tồn mạnh mẽ của nơi đây.

Bao báp có chiều cao trung bình khoảng 25m, đường kính gốc từ 7 - 11m, cá biệt có cây đạt tới 50m. Chúng có sức sống hết sức mãnh liệt dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt đặc trưng của châu Phi. Thậm chí, bao báp vẫn có thể sinh trưởng và phát triển ngay cả khi bị đốn ngã. Cây mọc lên từ những hạt rụng xuống đất. Tuổi đời của cây lên tới hàng ngàn năm, nhưng tốc độ phát triển rất chậm, phải mất một thế kỷ để đạt được chu vi gần năm mét. Hoa bao báp trắng ngần, rất to và thơm. Chúng chỉ nở một đêm như hoa quỳnh và được ví như những ngôi sao tỏa sáng giữa bầu trời đêm. Quả bao báp hình bầu dục, bên trong chứa nhiều hạt, có quả to tới 16 - 17cm và dài 30cm.

Không chỉ bị choáng ngợp với hình ảnh cao lớn của cây bao báp, bất kỳ ai đến châu Phi không khỏi bất ngờ bởi tính hữu dụng của loài cây độc đáo này. Sản phẩm từ cây bao báp có mặt trong đời sống thường nhật của người dân châu Phi. Hầu như tất cả những bộ phận của cây như rễ, vỏ, thân, lá, hoa, quả đều rất có ích. Lá bao báp tươi được dùng để nấu súp như rau bina, còn lá khô được dùng như một loại gia vị. Bột từ quả bao báp khô được dùng để trộn với cháo yến mạch hoặc hòa với nước thành một thức uống giải khát cực kỳ dễ chịu. Ngoài ra, hỗn hợp nước và bột quả này còn được dùng để điều trị căn bệnh sốt rét. Hạt của loại cây này được dùng làm đặc cho các món súp, cũng có thể được lên men thành gia vị hay nướng ăn trực tiếp như lạc hoặc giã nhỏ để lấy dầu thực vật. Vỏ cây được đập giập, ngâm dùng làm dây thừng, lưới đánh cá, sợi để dệt quần áo và cả làm giấy... Đặc biệt, bao báp còn là hồ chứa nước “sống”, cung cấp và cứu sống nhiều người dân trong những lúc hạn hán bởi trữ lượng nước có trong cây nhiều đến kinh ngạc.

Ngoài những giá trị về mặt vật chất mà cây mang lại, bao báp còn tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân bản địa và có mặt trong nhiều truyền thuyết. Ở Zambia có cây bao báp khổng lồ, thân rỗng, được tin là nơi cư trú của một con mãng xà và được người dân nơi đây thờ cúng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ tốt tươi cũng như săn bắn thuận lợi. Còn với những bộ lạc sống bên dòng sông Zambezi, sông dài thứ tư của châu Phi đổ ra Ấn Độ Dương, lại cho rằng vào thủa hồng hoang của loài người, cũng như các loại cây khác, cây bao báp mọc thẳng đứng hiên ngang. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, những cây bao báp này đã tỏ ra hống hách, chỉ thích sai bảo những loài sinh trưởng thấp hơn. Điều đó khiến Chúa trời nổi giận, đánh bật gốc và cắm đầu chúng xuống đất cho rễ chổng lên trời. Linh hồn ma quỷ ám vào những bông hoa trắng có hương vị ngọt ngào đầy quyến rũ và bất cứ ai hái hoa sẽ bị sư tử giết chết.

Vẻ đẹp của cây bao báp làm nổi bật thiên nhiên hoang dã ở châu Phi, thu hút rất nhiều du khách dừng chân nơi đây để chiêm ngưỡng và trải nghiệm sản vật quý báu của lục địa đen này.

Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2
Văn hóa

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Với chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử", Festival hứa hẹn mang đến những trải nghiệm độc đáo, quảng bá vẻ đẹp của những danh thắng, di tích và di sản văn hóa nổi bật của Hà Nội. 

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa
Văn hóa

“Điểm cộng” cho công nghiệp văn hóa Việt vươn xa

Công nghiệp văn hóa tại Việt Nam chứng kiến sự thay đổi đáng kể những năm gần đây: từ chủ yếu dựa vào sản phẩm truyền thống, tới sự chuyển dịch mạnh mẽ nhờ tích hợp công nghệ số và sáng tạo, làm nên những sản phẩm văn hóa đa dạng và hấp dẫn.

Di sản - điểm tựa của sáng tạo
Văn hóa

Di sản - điểm tựa của sáng tạo

Những giá trị truyền thống không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ sĩ đương đại; họ đang không ngừng sáng tạo, tìm tòi để đưa di sản vào nghệ thuật, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
Văn hóa

Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Công văn số 3732/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động tăng cường quản lý hoạt động văn hóa cơ sở, trong đó có việc sử dụng hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; công tác tổ chức lễ hội...

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa
Văn hóa

Festival Huế - Bản hòa ca bốn mùa

Phát triển du lịch bốn mùa không những giúp Thừa Thiên Huế phát huy tối ưu giá trị di sản cố đô mà còn làm bật tầm vóc một trung tâm văn hóa - du lịch với nhiều thế mạnh đặc trưng.

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập
Văn hóa

Người tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập

Đạo diễn điện ảnh, NSND Phạm Văn Khoa (1914 - 1992) có vinh dự đặc biệt khi được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng Lễ đài Độc lập để Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập bất hủ, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 2.9.1945.

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người
Văn hóa

55 năm thực hiện lời căn dặn tâm huyết của Người

TS. CHU ĐỨC TÍNH  - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 1965 - 1969, vào lúc minh mẫn, sáng suốt. Người đã đi xa, nhưng bản Di chúc mãi là cương lĩnh hành động trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Lịch sử càng lùi xa, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị, tầm vóc lớn lao của tác phẩm bất hủ này.

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập
Văn hóa

Về Lệ Thuỷ xem đua thuyền mừng Tết Độc lập

Lễ Quốc khánh 2.9 mỗi năm, màu độc lập và hạnh phúc lại nhuốm rực rỡ trên con sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), khi nhân dân quê nhà và các địa phương lân cận từ mọi ngả dồn về xem đua thuyền truyền thống, vui như trẩy hội.

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại
Văn nghệ - Thể thao

Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại

Chỉ với hơn một nghìn từ vô cùng ngắn gọn, sâu lắng, thấm từng điều Bác căn dặn, di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ý chí và quyết tâm sắt đá, niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của chính nghĩa và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong Di chúc, Người khẳng định: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do
Văn hóa

Biểu tượng rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do

Theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngày 2.9.1945 không chỉ là một sự kiện lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, tinh thần bất khuất của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới, xác lập vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc toàn cầu.