Trò chuyện đầu tuần

Tạo dựng điểm đến nghệ thuật của Hải Phòng và cả nước

Vực dậy, duy trì và phát triển nghệ thuật sân khấu Hải Phòng trở thành một điểm sáng của sân khấu cả nước, theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng TRẦN THỊ HOÀNG MAI, đó không chỉ nhờ vai trò cá nhân mà là nỗ lực của cả tập thể sáng tạo. Sân khấu truyền hình đã trở thành thương hiệu riêng có của Hải Phòng, là mô hình điểm trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam thời kỳ mới.

Khát vọng sáng tạo, hồi sinh sân khấu

- Là một trong 78 gương điển hình được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhân kỷ niệm 78 năm thành lập ngành văn hóa (28.8.1945 - 28.8.2023), chị có thể chia sẻ về quá trình dấn thân vào nghệ thuật sân khấu truyền thống?

- Tôi bắt đầu sự nghiệp từ sân khấu chèo. Ngay từ thuở ấu thơ, các làn điệu chèo đã có sức cuốn hút lạ kỳ, ngấm vào tôi lúc nào không hay. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật Hải Phòng, tôi về công tác tại Đoàn Chèo Hải Phòng, rồi cứ thế đắm đuối với các nhân vật, trích đoạn chèo. Càng lấn sâu càng thấy những điều hấp dẫn mà sân khấu chèo mang lại.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng TRẦN THỊ HOÀNG MAI
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai

Với tôi, nghệ thuật là không ngừng khát vọng sáng tạo và thử sức, cống hiến, bởi nó luôn mang lại những điều mới mẻ. Để không lặp lại chính mình và giẫm lên vết chân người khác, tôi cũng như nhiều nghệ sĩ đã chấp nhận dấn thân trong những thử nghiệm nghệ thuật. Qua nhiều vai diễn chèo, trích đoạn chèo giúp tôi tự khám phá, tìm kiếm cơ hội để thực hiện điều mà mình khát khao, ấp ủ. Từ quản lý Đoàn Chèo Hải Phòng đến bây giờ là Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, ở cương vị nào, khi có vai diễn, tôi đều hăm hở vào cuộc. Ngoài trải nghiệm, tôi nghĩ cần rất nhiều tố chất khác mà trên hết là tình yêu nghề và sự hy sinh cho tình yêu đó, cả đam mê và khát vọng dấn thân nữa.

- Ngoài thử sức, sáng tạo với các vai diễn, mong muốn của chị và tập thể cán bộ, nghệ sĩ Hải Phòng khi có các hoạt động dàn dựng, biểu diễn, quảng bá sân khấu truyền thống?

- Đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống, trầm lắng, chúng tôi bắt tay thực hiện Đề án "Sân khấu truyền hình Hải Phòng". Ban đầu, chúng tôi trăn trở, mong muốn làm điều gì đó hồi sinh sân khấu bằng các chương trình sân khấu truyền hình. Và rồi, cứ mỗi tháng 1 buổi, các vở diễn thuộc nhiều loại hình nghệ thuật từ chèo, cải lương, kịch nói, đến ca múa nhạc và múa rối... được dàn dựng, đầu tư với đội ngũ chuyên môn của Hải Phòng kết hợp với các đoàn nghệ thuật trong cả nước. Từ khi triển khai đề án đến nay, Hải Phòng đã thực hiện được khoảng 50 vở diễn với hình thức trực tiếp kết hợp với ghi hình phát sóng trên truyền hình và các nền tảng trực tuyến phục vụ người dân kể cả ở vùng sâu, vùng xa.

Từ thành công của Sân khấu truyền hình, tháng 7.2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tiếp tục thực hiện kế hoạch Thắp sáng Nhà hát Thành phố vào các tối thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, biểu diễn các chương trình nghệ thuật, các vở diễn kinh điển, đặc sắc của thế giới và Việt Nam, thuộc nhiều loại hình nghệ thuật, do các đơn vị nghệ thuật của thành phố, của Trung ương và các tỉnh, thành phố bạn... thực hiện. Đây là bước đột phá và cũng là quyết tâm lớn của ngành văn hóa - thể thao và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp Hải Phòng nhằm tạo dựng điểm đến nghệ thuật của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.

Đưa văn hóa Hải Phòng trở thành điểm sáng 

- Với những thử nghiệm thời gian qua,trái ngọt cho các nỗ lực thắp sáng sân khấu của Hải Phòng đến nay là gì?

Cảnh trong vở chèo
Cảnh trong vở chèo "Dòng sông ân nghĩa" - vở diễn thuộc Đề án Sân khấu truyền hình Hải Phòng được khán giả đón nhận và đánh giá cao. Nguồn: SVHTTHP

- Những nỗ lực để thắp sáng sân khấu của Hải Phòng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân thành phố, đặc biệt là ở hải đảo; khẳng định vị thế của thành phố với những chính sách ưu đãi chăm lo cho người dân không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần, trong đó có cả những người khó khăn, yếu thế trong xã hội. Nỗ lực đó của chúng tôi đã góp phần đưa văn hóa nói chung và sân khấu Hải Phòng trở thành điểm sáng của cả nước và sân khấu truyền hình đã trở thành thương hiệu riêng có của TP. Hải Phòng.

- Phát triển công nghiệp văn hóa đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Hải Phòng sẽ đẩy mạnh các giải pháp cụ thể nào để văn hóa thực sự là động lực phát triển của địa phương?

- Các hoạt động văn hóa bản thân nó không trực tiếp sinh ra lợi nhuận nhưng là nền tảng, là động lực cho các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt và rõ nét nhất là du lịch. Các hoạt động văn hóa ngoài việc góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, tạo nên sự hấp dẫn riêng có đáp ứng các nhu cầu thụ hưởng đa dạng của du khách, còn khẳng định vị thế, sự ổn định về môi trường xã hội và an ninh chính trị, quảng bá tiềm năng và thế mạnh của thành phố trước các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thời gian tới, bên cạnh các hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên như Lễ hội Hoa phượng đỏ, Lễ hội Nữ tướng Lê Chân... Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với thành phố tổ chức nhiều sự kiện, nhiều hoạt động phong phú và đa dạng, trong đó có bảo vệ đề xuất UNESCO ghi danh Quần đảo Cát Bà vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới, đăng cai các liên hoan văn hóa nghệ thuật quy mô khu vực và toàn quốc... để văn hóa thực sự là sức mạnh nội sinh, là động lực cho sự phát triển của thành phố.

- Cảm xúc của chị thế nào khi đại diện ngành văn hóa Hải Phòng giới thiệu mô hình điểm trong phong trào thi đua của ngành văn hóa nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới?

- Là một trong 78 gương điển hình được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dịp này là niềm vinh dự không chỉ đối với cá nhân tôi mà còn là vinh dự cho toàn thể những người làm công tác văn hóa của TP. Hải Phòng và tôi được đại diện nhận vinh dự đó. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cho những nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ của những người làm công tác văn hóa Hải Phòng thời gian qua.

- Xin cảm ơn chị!

Ngày 28.8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023. Hội nghị nhằm đánh giá phong trào thi đua của ngành văn hóa; đánh giá quá trình triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.

Chuyển hóa tiềm năng sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Chuyển hóa tiềm năng sáng tạo

Tăng trưởng về quy mô và khả năng thu hút nghệ sĩ, công chúng qua từng năm, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đang trở thành một trong những sự kiện văn hóa được mong đợi, thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật đương đại. Kỳ vọng Lễ hội trở thành một biennale nghệ thuật quốc tế, giám tuyển, nghệ sĩ thị giác NGUYỄN THẾ SƠN cho rằng, cần có hệ sinh thái thúc đẩy sáng tạo, mang lại lợi ích kinh tế, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.