Gần 30 vạn khách tham gia trải nghiệm Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Tối 17.11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc, khép lại 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực.

Đại tiệc sáng tạo đa màu sắc

Bước sang năm thứ 4, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa tiêu biểu như kiến trúc, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo... Điểm nhấn là các diễu hành cộng đồng sáng tạo, công trình biểu tượng, sắp đặt không gian sáng tạo, hoạt động triển lãm - trưng bày, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm, các tọa đàm, hội thảo quốc tế và trong nước.

Qua đó, tinh thần sáng tạo được lan tỏa khắp các không gian kiến trúc, không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các phố nghề, làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, khắp địa bàn quận, huyện của Thủ đô. Bên cạnh đó, cộng đồng tổ chức gần 50 hoạt động sáng tạo hưởng ứng Lễ hội, phục vụ công chúng và du khách.

Lễ hội được ví như “đại tiệc” sáng tạo thú vị, đa sắc màu thể hiện sự tài hoa của nhiều thế hệ nhân dân Thủ đô. Các hoạt động được tổ chức là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn những ý tưởng sáng tạo vào ký ức của cộng đồng, nhằm phát huy các giá trị của văn hóa trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.

z6042085280053-228c45df8e90dc0143cbd657263993f4.jpg
Theo Ban tổ chức, sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội đã đạt được thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn và nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng lớn từ nhân dân Thủ đô và du khách

Không gian Lễ hội trải rộng theo tuyến, từ điểm đầu tới điểm cuối cách nhau gần 3km, nhưng đó không phải rào cản cho việc khám phá, trải nghiệm của du khách. Trong đó, lần đầu tiên, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Đại học Tổng hợp cũ) thí điểm mở cửa đón khách tham quan như một di sản kiến trúc bên cạnh công năng vốn có đã trở thành những điểm nhấn của tuyến.

Lễ hội năm nay được đánh giá có tính tham gia, hòa nhập cao, với sự góp mặt của hơn 500 đơn vị, hơn 1.000 nhà sáng tạo, trong đó có nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng đã thành danh cả trong và ngoài nước. Cộng đồng người khuyết tật và các nhóm yếu thế trong xã hội đã tích cực đóng góp với vai trò là những nhà sáng tạo chuyên nghiệp. Những hoạt động mà các nhóm cộng đồng này mang tới Lễ hội không chỉ giúp công chúng thấu hiểu hơn về thế giới của mình, mà còn thể hiện tinh thần tích cực của mỗi người dân thủ đô trong hành trình xây dựng một thành phố sáng tạo năng động và phát triển.

Gần 300 bạn trẻ chọn đóng góp cho Lễ hội khi trở thành tình nguyện viên hỗ trợ công tác tổ chức, tiếp đón và hướng dẫn nhân dân tham quan trải nghiệm.

Sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội đã tạo dấu ấn và nhận được sự ủng hộ, cộng hưởng lớn từ nhân dân Thủ đô và du khách. Hơn 30 vạn lượt khách đã đến tham gia, trải nghiệm tại các điểm trên tuyến chính của Lễ hội, trong đó những ngày cuối tuần, Lễ hội đón tới gần 60.000 người chỉ trong một ngày tại các điểm có cổng ra vào, chưa kể đến các không gian mở như vườn hoa hay không gian công cộng. Nhân dân và du khách kiên nhẫn xếp hàng, háo hức chờ tham quan.

Với ba trụ cột Thiết kế - Sáng tạo - Cộng đồng, tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, cộng đồng trở thành chủ thể của Lễ hội. Họ không chỉ đến tham quan, trải nghiệm mà còn tương tác, hòa nhịp với các hoạt động, sự kiện. Từ các hoạt động cộng đồng, trưng bày - triển lãm, trình diễn - biểu diễn đến hội thảo - tọa đàm đều thu hút rất đông người dân và du khách.

Tại một số hoạt động như Lễ diễu hành sáng tạo, các nghệ sĩ đã chủ động đưa cộng đồng thành một phần của hoạt động, hay các hoạt động cộng đồng tại Cung Thiếu nhi, các vườn hoa, tuyến phố Tràng Tiền đều hướng đến người dân và du khách. Các hộ kinh doanh, nhà dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã thể hiện tinh thần “chủ nhà”, chủ động hỗ trợ người tham quan. Mỗi cá nhân tham gia đều hào hứng được tương tác, góp tiếng nói và tìm thấy niềm vui sáng tạo.

Chuỗi thí điểm mới

Không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, Lễ hội năm nay đã tạo điều kiện cho các đơn vị lữ hành thí điểm triển khai bán Tour Sáng tạo có sẵn, ghi nhận hàng nghìn lượt thanh toán trực tuyến mỗi ngày.

Thử nghiệm ứng dụng công nghệ giúp công chúng chủ động lựa chọn, thuê “trợ lý chuyến đi” cùng tự thiết kế tour cũng thu hút công chúng, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Từ những thành quả của Lễ hội gợi ý nhiều hướng khai thác các sản phẩm dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo Hà Nội
Từ những thành quả của Lễ hội gợi ý nhiều hướng khai thác các sản phẩm dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo Hà Nội

Các chuyên gia sáng tạo cũng vào cuộc thử nghiệm dẫn “tour giám tuyển”, “tour kiến trúc sư”, “tour nghệ sĩ” nhằm giúp tối đa hóa khả năng tiếp cận thông tin cho khán giả.

Thí điểm Triển lãm Ý tưởng thiết kế sáng tạo tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng cũng nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng. Các ý tưởng tới từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thực hành sáng tạo trên cả nước đã được trưng bày, biến triển lãm thành nơi chia sẻ và cổ vũ tinh thần sáng tạo, đồng thời hướng tới kết nối các nguồn lực hỗ trợ (nhà tài trợ, đầu tư tiềm năng...) đưa các sáng kiến sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống.

Đây là những nét mới, tạo sự khác biệt, tăng thêm sức hấp dẫn và tạo thành công cho Lễ hội, gợi ý nhiều hướng khai thác các sản phẩm, dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo Hà Nội. Những thí điểm thành công này cũng mở ra các điều kiện chuẩn bị ra mắt Trung tâm Điều phối hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Bầu không khí sáng tạo tràn ngập thủ đô Hà Nội những ngày qua. Tất cả đều dành tâm huyết, công sức, tình yêu góp phần tạo nên thành công của Lễ hội, hơn cả là góp phần hiện thực hóa các sáng kiến của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.

Chuyển hóa tiềm năng sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Chuyển hóa tiềm năng sáng tạo

Tăng trưởng về quy mô và khả năng thu hút nghệ sĩ, công chúng qua từng năm, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đang trở thành một trong những sự kiện văn hóa được mong đợi, thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật đương đại. Kỳ vọng Lễ hội trở thành một biennale nghệ thuật quốc tế, giám tuyển, nghệ sĩ thị giác NGUYỄN THẾ SƠN cho rằng, cần có hệ sinh thái thúc đẩy sáng tạo, mang lại lợi ích kinh tế, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…