Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam 2024

Tối 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam. 

Đến dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính; cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và Hà Nội.

ptt.jpg
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc -
 Di sản Văn hóa Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức sự kiện ý nghĩa này.

Phó Thủ tướng cho biết, trải qua quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, bản sắc, truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp, hun đúc qua các thế hệ với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã và Tổ quốc.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách tích cực, hiệu quả. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn; các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa, các truyền thống văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy.

km.jpg
Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: Thanh Hà

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, đến nay Việt Nam đã có hàng nghìn di sản văn hóa cấp quốc gia, 134 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa vật thể và 15 di sản văn hóa phi vật thể có giá trị đặc biệt, tiêu biểu được UNESCO công nhận, ghi danh là Di sản thế giới. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định xã hội.

Đặc biệt là truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái, thương người như thể thương thân của dân tộc càng được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn thử thách như dịch Covid-19; hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam và Liên hoan nghệ thuật hát then đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái năm 2024 là dịp để tiếp tục tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, biểu dương các tấm gương tiêu biểu từ đồng bào các dân tộc trong cả nước.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận tổ quốc Việt Nam (18.11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23.11); là dịp để củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

thuy.jpg
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Lễ khai mạc. Ảnh: Thanh Hà

Với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng dân tộc. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Với phương châm để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình, chuỗi hoạt động tại Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam cùng Liên hoan nghệ thuật hát then đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII sẽ mang đến bầu không khí vui tươi, đoàn kết. Đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân, diễn viên và công chúng được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần thiết thực quảng bá, giới thiệu những giá trị cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

nt.jpg
Chương trình nghệ thuật khai mạc. Ảnh: Thanh Hà

"Những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sẽ là điểm tựa vững chắc để Việt Nam vững tin bước vào “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như thông điệp Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII vừa qua", Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam cùng Liên hoan nghệ thuật hát then đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII có chủ đề "Việt Nam kỷ nguyên vươn mình" đã diễn ra sôi nổi và hoành tráng với 4 chương: Lời cây đàn tính, Di sản hội tụ và tỏa sáng, Chung một niềm tin Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Văn hóa - Thể thao

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.