Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự khai mạc Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tối 16.11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Dự buổi lễ có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương và khách quốc tế; đại biểu lãnh đạo sở, ngành các tỉnh: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cùng đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Hai di tích quốc gia đặc biệt: Mái đá làng Vành (xã Yên Phú) và Hang xóm Trại (xã Tân Lập) thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa qua hàng nghìn năm của nền văn hóa xứ Mường Hòa Bình.

dt-161120241936-5.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh T. Tâm
dt-161120241940-2.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh phát biểu khai mạc. Ảnh: T. Tâm

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc của các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, với hơn 100 di tích đã được xếp hạng và nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Những thế mạnh đó đang được tỉnh Hòa Bình tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ.

Đặc biệt, tại Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 hứa hẹn sẽ để lại những hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp cho các quý vị đại biểu, Nhân dân và du khách về tham dự. Thông qua sự kiện, sẽ quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Hòa Bình; các điểm du lịch tiêu biểu hấp dẫn của địa phương; các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh để thu hút du lịch trong nước và quốc tế.

dt-161120241941-4.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ. Ảnh: T. Tâm

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long biểu dương và chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình” gắn với phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa Hòa Bình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước. Minh chứng rõ nét là việc ngày hôm nay, di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành được quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

dt-161120241940-3.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và tặng hoa chúc mừng tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Lê Huệ

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành nói riêng, thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị, tỉnh Hòa Bình tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác bảo vệ, quản lý di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành theo đúng quy định. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản văn hóa Mường Hòa Bình và nền “Văn hóa Hòa Bình” tới nhân dân và bạn bè quốc tế.

Trong đó quan tâm nghiên cứu việc lập hồ sơ, đệ trình UNESCO ghi danh vào di sản thế giới. Tiếp tục tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình nhằm giới thiệu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, các điểm du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc của vùng đất Tây Bắc hùng vĩ; quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng; qua đó, tôn vinh, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch của tỉnh Hòa Bình.

dt-161120241942-6.jpg
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long phát biểu đáp từ. Ảnh: Lê Huệ

Phát biểu đáp từ, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Phi Long khẳng định, tỉnh sẽ tiếp thu đầy đủ và tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh uỷ cũng nhấn mạnh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng. Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về văn hóa để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và nền “Văn hóa Hòa Bình”.

dt-161120242047-z6039450197159-7f1ebe27d793449e7565955e7ada75c2.jpg
Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đất Mường vào hội” gồm 3 chương: Chương I: Âm vang Sử thi Đẻ đất đẻ nước; Chương II: Bản hoà ca xứ Mường; Chương III: Đất Mường vào hội. Ảnh: Lê Huệ

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long nêu rõ, thời gian tới, tỉnh Hòa Bình xác định văn hóa là 1 trong 5 đột phá chiến lược của tỉnh và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch; hình thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước về nền “Văn hóa Hòa Bình”, để di sản mãi trường tồn và lan tỏa, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng phát triển đất nước và kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình diễn ra từ ngày 15 - 23.11 bao gồm các hoạt động: Lễ Cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà; Triển lãm ảnh nghệ thuật năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình”; Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024; tổ chức tham quan các điểm du lịch trên khu du lịch hồ Hòa Bình; Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình; Đêm hội rượu cần; Diễn đàn Nông nghiệp với chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”; Lễ hội cá, tôm sông Đà lần thứ hai năm 2024; Giải thi câu thể thao trên sông Đà và tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên hồ thủy điện Hòa Bình…

Tại buổi lễ, các vị đại biểu và toàn thể nhân dân được thưởng thức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đất Mường vào hội” gồm 3 chương: Chương I: Âm vang Sử thi Đẻ đất đẻ nước; Chương II: Bản hoà ca xứ Mường; Chương III: Đất Mường vào hội.

dt-161120242052-z6039494645487-5544e4bc1a7d5a8307f369ab3d2a45ba.jpg
Phần khai mạc buổi lễ đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Ảnh: T. Tâm
dt-16112024218-img-9267.jpg
Tiết mục nghệ thuật đặc biệt khép lại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024. Ảnh: Lê Huệ

Các nghệ sĩ, vũ đoàn cùng tất cả nghệ nhân, diễn viên quần chúng và hiệu ứng ánh sáng hiện đại đã mang đến các tiết mục nghệ thuật đặc biệt, sinh động, hấp dẫn, hoành tráng, ngập tràn niềm tự hào khép lại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024, để lại ấn tượng sâu đậm cho các quý vị đại biểu, du khách và Nhân dân trong, ngoài tỉnh.

Văn hóa - Thể thao

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.