Cách nhìn nhận khác nhau về giá trị kiến trúc thời bao cấp

Gắn với ký ức của nhiều người, các công trình kiến trúc thời bao cấp mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đang có quan niệm, mong muốn khác nhau khi nhìn nhận giá trị, tìm hướng phù hợp bảo tồn, khai thác di sản này.

Tọa đàm “Di sản kiến trúc thời bao cấp - Duy trì và phát triển” diễn ra ngày 15.11 trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội. Đây là cuộc hội ngộ của các nhà quản lý đô thị và di sản, chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, đặc biệt là những người nghiên cứu về tái thiết đô thị.

Giai đoạn 1954 - 1986, hay còn gọi là thời bao cấp, Hà Nội có nhiều công trình nổi tiếng, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử kiến trúc của Thủ đô như các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Thành Công… cùng các nhà máy dệt, cơ khí, thuốc lá, xà phòng, cao su, bê tông, diêm, gỗ... Ngoài ra còn có các công trình công cộng quan trọng như Đại học Bách khoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Sân vận động Hàng Đẫy, Cung Thiếu nhi Hà Nội, Bưu điện Hà Nội...

z6035566675507-b6f08fa1b5cd93102cf9b7465e466528.jpg
Các ý kiến tại tọa đàm tập trung nhận diện, làm rõ giá trị và thực trạng của công trình kiến trúc thời bao cấp trong bối cảnh hiện đại

Những công trình này không chỉ phục vụ nhu cầu văn hóa, giáo dục, truyền thông và thể thao mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kiến trúc thời bao cấp mang nhiều ý nghĩa lịch sử, khoa học và xã hội, phản ánh một thời đại với các nguyên tắc hiện đại và tiến bộ.

Các công trình được thiết kế và xây dựng theo chiến lược của một quốc gia đang trên con đường phát triển, góp phần vào quá trình vận hành hành chính và nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng. Với những đóng góp không nhỏ ấy, các chuyên gia cho rằng, kiến trúc thời bao cấp là vốn quý di sản, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để không bỏ phí.

Các ý kiến tại tọa đàm tập trung nhận diện, làm rõ những giá trị của di sản kiến trúc thời bao cấp, từ giá trị văn hóa, lịch sử đến những tiềm năng sử dụng mới trong đời sống đương đại. Các diễn giả cũng đề xuất những phương án bảo tồn phù hợp, hướng tới duy trì và phát huy giá trị các công trình này trong thời kỳ mới mà vẫn giữ được vẹn nguyên tinh thần từ thời bao cấp.

Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội diễn ra các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh: BTC
Tại Cung Thiếu nhi Hà Nội diễn ra các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh: BTC

KTS. Họa sĩ Vũ Hiệp - chuyên nghiên cứu về lý luận kiến trúc và mỹ thuật nhận xét, các công trình kiến trúc thời bao cấp được tu bổ, cơ bản giữ được hình ảnh ban đầu đang chiếm khoảng 60 – 70%. Bên cạnh đó, cũng có công trình bị biến đổi, cải tạo, một số công trình đã hạ giải, thay thế bằng các hình thức, công năng khác.

Nhận định di sản kiến trúc thời bao cấp mang dấu tích lịch sử, ký ức xã hội; là không gian sử dụng hữu ích; đồng thời là nhân tố quan trọng trong không gian đô thị, tuy nhiên, KTS. Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích phân tích: nhiều chức năng không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhiều công trình xuống cấp trầm trọng; đang có những mong muốn, quan niệm khác nhau; trong kho tàng di sản văn hóa kiến trúc, nhóm này vẫn được coi là mức ưu tiên thấp trong các đối tượng cần bảo tồn…

Theo TS.KTS. Nguyễn Đức Vinh - giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, khi nói đến bảo tồn, phát huy giá trị, ta thường quên hay bỏ qua vấn đề kinh tế. Thực tế, những công trình xây dựng thời bao cấp nằm ở vùng ven, nhưng khi Hà Nội phát triển mở rộng, các công trình này trở thành trung tâm, giá trị bất động sản tăng lên, do đó có sức ép rất lớn phải cải tạo. Đây là những yếu tố cần được quan tâm trong quá trình gìn giữ, phát huy di sản kiến trúc này...

Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

"Viên ngọc quý" trong thành phố sáng tạo

Hà Nội tự hào sở hữu những kiến trúc cổ kính, là minh chứng sống động cho lịch sử hào hùng của Thủ đô. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố sáng tạo.

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.