Sách - người bạn tri thức của mỗi gia đình

Để phát triển văn hóa đọc, mỗi thành viên trong gia đình có vai trò nhất định góp phần hình thành và duy trì thói quen đọc sách thường ngày cũng như lâu dài.

Tiếp thu tri thức, giáo dục tình yêu thương

Thích đọc sách từ khi còn nhỏ nhưng anh Nguyễn Đình Hải, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chưa dám nhận mình là người mê đọc sách. Với anh Hải, sách như người bạn đồng hành trong công việc và cuộc sống.

"Tôi thích đọc những cuốn sách như Đắc nhân tâm, Muôn kiếp nhân sinh; sách lịch sử, triết học, tâm lý, kỹ năng sống và rèn luyện nhân cách. Nhờ những cuốn sách này, tôi nhìn nhận các vấn đề từ phức tạp trở thành đơn giản. Đây cũng là cách để cuộc sống và công việc của tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, nói cách khác là giảm thiểu áp lực".

tn.jpg
Lê Nguyễn Thảo Nguyên, Trường THPT Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ rất yêu sách, thích đọc sách hàng ngày. Ảnh: NVCC

Em Lê Nguyễn Thảo Nguyên, học sinh Trường THPT Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cũng tâm sự rất yêu sách và thích đọc sách. “Đây giống như nguồn sống, món ăn tinh thần khó có thể so sánh. Sách là một người bạn, có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Qua trang sách, em được khám phá thêm vẻ đẹp thế giới xung quanh".

Đọc sách giúp mỗi cá nhân ngoài tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, còn có suy nghĩ đúng đắn hơn, đủ kiến thức để xử lý các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt, đọc sách không chỉ mang lại những lợi ích về mặt trí tuệ, khơi gợi và kích thích sáng tạo mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển và rèn luyện nhân cách. Đây cũng là lý do chị Bùi Minh Tâm, Hà Đông, Hà Nội, xây dựng thói quen đọc sách cho các con ngay khi chúng còn nhỏ.

"Tôi rất thích câu nói của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Chính vì vậy tôi luôn hy vọng các con mình thích sách. Từ khi các bé còn nhỏ, tôi đã mua những cuốn sách phù hợp để con làm quen với hình ảnh, có thể sờ và chơi được với sách. Lớn hơn, tôi mua những cuốn truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn hay những cuốn sách giáo dục tình yêu thương trong gia đình"...

Xây dựng giá trị cuộc sống

Sách không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chứa đựng những câu chuyện, nhân vật và tình huống sống động. Qua việc đọc sách, mỗi người được tiếp xúc với những giá trị, tư tưởng và trải nghiệm của nhân loại. Theo chuyên gia Lê Thùy Dương, Chủ nhiệm Dự án Sách nhà mình, sách có thể truyền cảm hứng, khích lệ, giúp con người khám phá và xây dựng giá trị cuộc sống, nhất là với trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần định hướng và giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Điều này vô cùng quan trọng cho việc phát triển và hình thành tính cách của con trẻ.

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo không khí đọc trong gia đình, bà Thùy Dương cho biết, không khí đọc ở đây là bầu không khí chung của các thành viên gia đình. Ông bà, cha mẹ, con cái, khi tất cả cùng đọc, đọc theo nhu cầu, đọc hàng ngày sẽ giúp trẻ quên việc dùng điện thoại, xem tivi...

“Rất tốt nếu có những khoảnh khắc các thành viên đọc một cách say sưa và thích thú, bên cạnh những lúc vận động, vui chơi, làm việc nhà. Đan xen vào đó là nhận xét, bàn luận về những bài giảng, câu chuyện, nhân vật, tình tiết trong một cuốn sách. Cao hơn nữa là những buổi trò chuyện chuyên sâu về một cuốn sách hoặc bộ sách, gắn với chủ đề cụ thể.

Tôi thường không hỏi các con tôi về nội dung, ý nghĩa một câu chuyện trong sách, mà trước tiên, tôi phải đọc thứ mà tôi muốn hỏi các con. Sau đó, tôi đưa câu hỏi mở, đánh động, để con bật ra những điều cảm nhận về nội dung câu chuyện. Ví dụ, một buổi trời mưa chúng tôi vẫn đi ngoài đường, mặc áo mưa lạnh, phố nhập nhoạng lên đèn, thấp thoáng những cửa hàng ấm áp với các món ăn ngon. Tôi nói: Mẹ thấy thương Cô bé bán diêm quá! Chỉ nói vậy thôi, những đứa trẻ của tôi nếu đã đọc thì chúng sẽ nói tiếp được câu chuyện này; còn nếu chưa đọc, tôi sẽ có dịp kể và khả năng cao là các con sẽ tìm đọc tác phẩm sau đó”, bà Thùy Dương chia sẻ.

Mở mang tầm mắt

Cùng với cách đọc sách, tủ sách gia đình nên được hình thành ngay từ khi bắt đầu tạo dựng tổ ấm nhỏ. Tủ sách sẽ dần lớn lên theo sự xuất hiện và trưởng thành của các thành viên qua năm tháng. Các thành viên trong gia đình sẽ trực tiếp chọn lựa sách phù hợp với từng độ tuổi, rõ nguồn gốc, bằng cách theo dõi trực tiếp hoạt động từ các nhà xuất bản, cửa hàng sách hay kênh truyền thông hoặc những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng tốt trong xã hội. Điều này chỉ cần chú tâm quan sát một thời gian, bạn sẽ dần có được thông tin chuẩn mực.

sach.png
Văn hóa đọc cần được hình thành từ mỗi cá nhân, gia đình. Nguồn: khoahoc.vietjack.com

Sách đã được chọn lựa kỹ không chỉ đọc một lần là xong, mà chắc chắn sẽ được dùng đi dùng lại nhiều lần. Bởi mỗi giai đoạn người đọc sẽ có cảm nhận khác nhau về cùng một cuốn sách hoặc một chi tiết trong sách. Nên chăng là thay đổi chủ đề sắp xếp trong tủ sách gia đình, mỗi thành viên sẽ nhận thấy đó chính là quá trình chúng ta đang hệ thống lại kiến thức, cảm xúc của bản thân.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, nên việc tiếp cận sách cũng đã có sự đổi thay. Bên cạnh tủ sách được bổ sung thường xuyên, ông bà, cha mẹ cần thay đổi nhận thức, hướng dẫn con cháu tiếp cận, khai thác tri thức từ sách điện tử, sách nói. Theo bà Thùy Dương, khi đã thiết lập được tủ sách gia đình, sở hữu các nguồn sách, các thành viên dù đọc bằng cách nào, vẫn luôn phát huy được giá trị cao cả của nó.

“Sách là cầu nối kiến thức từ quá khứ đến hiện tại. Chúng ta hãy yêu sách, hãy quan tâm đến tủ sách gia đình, hướng dẫn con trẻ cách đọc sách, sưu tầm sách, thậm chí thiết lập tủ sách cho riêng mình, để tiếp thu tri thức và mở mang tầm mắt ra thế giới. Kiến thức là vô tận, chúng ta hãy là những thành viên tích cực thu nạp kiến thức qua sách từng ngày, từng giờ".

Văn hóa - Thể thao

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.