Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Phó Trưởng Ban tổ chức liên hoan khẳng định: Di sản văn hóa then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc do nhân dân lao động sáng tạo gắn liền với cuộc sống hằng ngày, trở thành nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu khai mạc Liên hoan. Nguồn: toquoc.vn

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu khai mạc Liên hoan. Nguồn: toquoc.vn

Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Tày, Nùng, Thái được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong giai đoạn hiện nay", Liên hoan là dịp giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa của dân tộc đến bạn bè trong nước và quốc tế, từ đó tôn vinh loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy, phát triển và không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới trong thời kỳ phát triển bền vững đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

"Liên hoan cũng là dịp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại về Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh ngày 12.12.2019 tại Phiên họp Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14", bà Nguyễn Thị Hải Nhung nhấn mạnh.

Cắt băng khai mạc các hoạt động của liên hoan

Cắt băng khai mạc các hoạt động của liên hoan

Liên hoan có sự tham dự của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn 15 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Ban tổ chức trao cờ cho các đơn vị tham gia

Ban tổ chức trao cờ cho các đơn vị tham gia

Trong khuôn khổ Liên hoan diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa truyền thống của các địa phương tham dự liên hoan; trình diễn nghề truyền thống dệt thổ cẩm và chế tác đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực các dân tộc truyền thống; trưng bày ảnh "Di sản nghệ thuật hát then - đàn tính"; trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa then trong đời sống các dân tộc Tày, Nùng, Thái; biểu diễn giới thiệu nghệ thuật hát then, đàn tính.

Trong ngày 16.11, các đoàn biểu diễn dự thi các tiết mục hát then, đàn tính tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

lh.jpg
Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
t5.jpg
l2.jpg
l1.jpg
Tiết mục của các đoàn tại liên hoan. Ảnh: HS

Liên hoan diễn ra đến hết ngày 18.11. Đặc biệt, ngày 17.11, lần đầu tiên các nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành phố về dự liên hoan sẽ tham gia diễu hành trên các tuyến phố trung tâm Hà Nội và biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát then, đàn tính tại khu vực sân khấu quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Văn hóa - Thể thao

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Đồng bào dân tộc Dao (xã Hải Sơn, TP Móng Cái) giới thiệu nét đẹp văn hóa truyền thống đến du khách tại Lễ hội hoa sim biên giới 2024.
Văn hóa - Thể thao

Khai thác hiệu quả tiềm năng văn hóa

Trong những năm qua, bám sát định hướng trong phát triển văn hóa, con người của tỉnh, các địa phương vùng miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đã chủ động, từng bước khai thác hiệu quả những tiềm năng về văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.