Khám phá thế giới

Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro, Brazil

Không chỉ nổi tiếng thế giới là đất nước của các lễ hội hóa trang và vũ điệu Samba cuồng say, hay là quê hương của những danh thủ lão luyện nhất thế giới..., Brazil cũng lừng danh trên toàn cầu bởi một công trình được xếp hạng kỳ quan thế giới hiện đại. Đó là bức tượng Chúa Cứu Thế (Cristo Redentor) trên đỉnh núi Corcovado giữa thủ đô Rio de Janeiro lộng lẫy và hào hoa.

Tượng Chúa Cứu Thế là tuyệt phẩm của nhà điêu khắc người Pháp gốc Hà Lan, Paul Landowski và công trình sư người Brazil, Heitor da Silva Costa. Tượng có chiều cao hơn 30m đứng trên bệ 7m, nặng 700 tấn, riêng phần đầu tượng nặng 35,6 tấn và cao 3,7m; mỗi cánh tay tượng nặng 9,1 tấn; khoảng cách giữa hai đầu ngón tay của bàn tay trái và phải là 28m. Tượng có kết cấu bê tông cốt thép. Lớp ngoài cùng của tượng được phủ một lớp hoạt thạch có sức bền rất lớn và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bức tượng nhìn ra thành phố của Rio de Janeiro từ trên đỉnh núi Corcovado cao 2.100 feet (700 mét) trên mực nước biển. Từ vị trí này, có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ những nét đẹp của Rio de Janeiro, bao gồm núi Sugarloaf, bờ biển Copacabana và Ipanema trải dài đầy cát trắng hòa cùng những con sóng miên man, khu rừng Lagoa Rodrigo de Freitas Lagoon thuộc dãy núi Serra da Tijuca, sân vận động Maracanó, trung tâm Rio Janeiro và hình ảnh hùng vĩ của vịnh Guanabara.

Khởi nguồn cho việc xây dựng công trình vĩ đại trên là ý tưởng của linh mục Pedro Maria Boss, người Bồ Đào Nha. Ông bị vẻ đẹp của núi Corcovado quyến rũ khi đặt chân đến Rio năm 1859 nên đã đề nghị chính quyền thành phố cho xây một tượng đài tôn giáo trên ngọn núi này. Mãi đến năm 1921, kế hoạch thi công bức tượng trên đỉnh núi mới được hình thành trong quá trình chuẩn bị cho ngày độc lập 100 của Brazil. Hình ảnh phác thảo ban đầu cho bức tượng là hình ảnh Chúa mang thánh giá và tay cầm quả địa cầu đứng trên bục đá tượng trưng cho thế giới do họa sỹ Carlos Oswaldo thể hiện. Tuy nhiên, hình ảnh trên không được sự hưởng ứng của người dân Rio Janeiro. Sau đó, một hình ảnh khác về Chúa được công trình sư Heitor da Silva Costa họa ra đã được chấp thuận.

Đó chính là hình ảnh Chúa dang rộng cánh tay che chở ngày nay. Hình ảnh này không chỉ cóá ý nghĩa lớn lao về mặt tôn giáo mà cũng thể hiện lòng hiếu khách của người dân Brazil chào đón du khách. Sau một thời gian dài huy động vốn xây dựng, năm 1926, nhà điêu khắc Paul Landowski cùng với Heitor da Silva Costa bắt tay vào xây dựng tượng. Phần lớn kết cấu của tượng được thi công tại Pháp và chuyên chở từng phần bằng tàu thủy sang Brazil. Sau đó, các hạng mục của công trình được chở bằng tàu hỏa lên công trường trên đỉnh núi Corcovado rồi lắp ráp tại đó. Sau 5 năm, tượng Chúa Cứu Thế được khánh thành vào ngày 12.10.1931. Người ta có thể thăm bức tượng này bằng nhiều cách. Cổ điển nhất là đi bằng tàu (phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng tượng trước đây) xuất phát từ quận Cosme Velho dưới chân núi Corcovado, trong khoảng 20 phút. Hay đi bằng taxi, thang cuốn và leo 200 bậc đá. 


Tượng Chúa Cứu Thế, tác phẩm tạo hình nghệ thuật lớn nhất thế giới, là nét văn hóa đại diện cho thành phố Rio de Janeiro và cả đất nước Brazil rộng lớn. Hình ảnh vượt thời gian của bức tượng đã được công nhận là kỳ quan thế giới mới năm 2007, cùng với 6 công trình khác, trong đó duy nhất tượng Chúa Cứu Thế được xây dựng vào thế kỷ XX.

Văn hóa

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.