Tư vấn tuyển sinh 2023: Khát nhân lực ngành Tham vấn học đường

Nhà tham vấn học đường được đánh giá là “kiến trúc sư của ngôi trường hạnh phúc”, đóng vai trò thiết lập các quy trình phòng ngừa, can thiệp ban đầu, can thiệp chuyên sâu, kết nối các nguồn lực, làm việc với giáo viên, phụ huynh,… để điều hòa tất cả mối quan hệ trong trường học. 

Trong thời gian qua, những vụ việc bạo lực học đường, một bộ phận giáo viên có hành vi ứng xử với học sinh thiếu chuẩn mực, phụ huynh hành hung giáo viên… liên tiếp xảy ra tại các địa phương đã đặt ra vấn đề cần thiết có sự hỗ trợ của các nhà tham vấn học đường, phòng tâm lý tư vấn học đường.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường học tại Việt Nam đang “khát” nhân lực ở lĩnh vực này. Điều này cũng mở ra cơ hội “đón đầu xu hướng” cho sinh viên theo học ngành Tham vấn học đường.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) - đơn vị đầu tiên xây dựng chương trình đào tạo cử nhân Tham vấn học đường tại Việt Nam để tìm hiểu kỹ hơn về ngành học trên.

Tư vấn tuyển sinh 2023: Cơ hội rộng mở cho ngành Tham vấn học đường -0
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chỉ sử dụng giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý là chưa đáp ứng yêu cầu

- Thưa PGS.TS Trần Thành Nam. Trong bối cảnh hiện nay, năng lực tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của con người rất quan trọng; nhu cầu cần hỗ trợ các vấn đề hành vi cảm xúc, hỗ trợ về phương pháp học tập và hướng nghiệp đối với học sinh là rất lớn. Đó có phải là mục tiêu chung mà chương trình đào tạo ngành Tham vấn học đường của Trường Đại học Giáo dục hướng đến hay không?

PGS.TS Trần Thành Nam: Năng lực chăm sóc sức khỏe tinh thần, quản trị cảm xúc, ra quyết định thông thái dựa trên việc làm chủ cảm xúc là nhóm kỹ năng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ công dân thế kỷ 21 nào.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định, sau khủng hoảng đại dịch Covid-19 sẽ đến khủng hoảng về sức khỏe tinh thần. Chúng ta đang sống trong một môi trường mà kiến thức được sản sinh ra rất nhiều và mọi người luôn chịu những áp lực lớn trong việc tự cập nhật bản thân để phù hợp với công việc. Do đó, người giỏi nhất phải là người làm chủ được sức khỏe tinh thần của bản thân một cách tốt nhất.

Đối với trường học, công tác này càng quan trọng hơn. Ngành Giáo dục đào tạo đã có nhiều chủ trương thiết lập các phòng tư vấn tâm lý tại trường học. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta nhận ra rằng, nếu chỉ sử dụng giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý thì chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong bối cảnh đó, chương trình Tham vấn học đường của Trường Đại học Giáo dục được thiết kế nhằm bổ sung nguồn nhân lực có đủ năng lực, phẩm chất để làm việc tại các phòng tư vấn tâm lý thuộc hệ thống trường công; cũng có thể làm việc trong các bệnh viện, các tổ chức phi Chính phủ hay tự khởi nghiệp, lập ra các trung tâm chăm sóc tâm lý và sức khỏe tâm thần.

Các vị trí việc làm được chúng tôi thiết kế để đưa vào chương trình đào tạo là như vậy. Tuy nhiên, Trường Đại học Giáo dục tập trung hơn vào việc hỗ trợ tâm lý, hành vi cảm xúc cho trẻ trong độ tuổi học đường. Trong chương trình đào tạo này, chúng tôi phân ra 3 hướng ngành mà đến năm thứ tư đại học, sinh viên sẽ được lựa chọn để theo đuổi chuyên sâu.

Thứ nhất, tư vấn về các vấn đề hành vi cảm xúc (tức là sức khỏe tâm thần).

Thứ hai, tư vấn về học tập, về các chiến lược, phương pháp học tập. Có những học sinh sẽ chỉ phù hợp với chiến lược, phương pháp học tập này; có em lại phù hợp với chiến lược, phương pháp học tập khác. Chúng ta cần người định hướng để giúp phát triển tối đa năng lực học tập của các em.

Thứ ba, tư vấn hướng nghiệp, giúp học sinh hiểu mình, hiểu nghề, hiểu trường, từ đó lựa chọn nghề nghiệp một cách chính xác nhất.

Sinh viên được "rèn nghề" từ năm thứ nhất đến năm tư đại học

- Khi theo học ngành Tham vấn học đường, sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ có những năng lực gì, thưa ông?

PGS.TS Trần Thành Nam: Sinh viên khi tham gia ngành học này, ngoài việc được giáo dục giống như các môi trường đại học nói chung để trở thành những sinh viên tự tin, biết tự định hướng, quan tâm tới các vấn đề xã hội và có tinh thần cống hiến; các em sẽ được rèn nghề từ năm nhất đến năm tư tại các cơ sở thực tập là trường học.

Về cơ bản, nội dung chuyên ngành gồm các khối kiến thức. Thứ nhất, hiểu về sự phát triển bình thường, tâm lý của con người. Thứ hai, biết được các vấn đề phát triển bất thường của con người, liên quan tới tâm bệnh học. Thứ ba, biết được các chiến lược học tập phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, những phương pháo nào là tối ưu để tư vấn cho các bạn học sinh.

Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức nền tảng liên quan đến lý thuyết và con đường để tư vấn hướng nghiệp; học về các hệ thống trắc nghiệm để đánh giá nhân cách, cảm xúc, trí tuệ, thiên hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, phải học một số môn học liên quan đến kỹ năng tham vấn phù hợp với các đối tượng như phụ huynh, học sinh, giáo viên hoặc kết nối với cộng đồng.

Các bạn cũng phải có những kỹ năng khác như kỹ năng về tham vấn trị liệu; kết nối với cộng đồng để huy động các nguồn lực; kỹ năng quản lý ca; các khối kiến thức liên quan đến giảng dạy (các lớp về kỹ năng sống cho các chương trình phòng ngừa); kỹ năng giám sát ca (theo dõi, giám sát những trường hợp sau khi đã tham vấn, xử lý để đảm bảo sự an toàn, không xảy ra bất cứ nguy cơ nào).

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều vụ việc có thể chúng ta đã biết, đã có những can thiệp ban đầu, nhưng vì không theo dõi, xử lý đến nơi đến chốn, cuối cùng đã dẫn đến những hậu quả không tốt. Do vậy, quy trình giám sát, quản lý ca sau khi can thiệp cũng là kỹ năng các bạn sẽ được rèn trong quá trình tham gia học tập chương trình Tham vấn học đường của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tư vấn tuyển sinh 2023: Cơ hội rộng mở cho ngành Tham vấn học đường -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Tố chất, năng lực nào phù hợp để theo học ngành Tham vấn học đường?

- PGS.TS Trần Thành Nam có thể cho biết, những thí sinh có tố chất, năng lực như thế nào phù hợp để theo học ngành Tham vấn học đường?

PGS. TS Trần Thành Nam: Đây là câu hỏi tôi thường xuyên nhận được từ thí sinh. Điều quan trọng nhất khi lựa chọn ngành Tham vấn học đường là bản thân các em phải có giá trị muốn chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ người khác.

Các em cũng cần là người có tính cách quảng giao, hướng ngoại. Và làm việc trong lĩnh vực này, trong kỷ nguyên số, chúng ta cũng cần khả năng tham vấn, tư vấn trực tuyến bên cạnh trực tiếp, tức phải có những kỹ năng về công nghệ. Bên cạnh đó, các em cần có một số phẩm chất khác như công bằng, chính trực, từ tâm.

Đối với năng lực học tập, về cơ bản thí sinh có thể xem điểm đầu vào của nhà trường trong vài năm qua để có hình dung rõ nhất. Ví dụ, năm 2022, điểm trúng tuyển các ngành của Trường Đại học Giáo dục dao động từ 20.75 đến 28,55 điểm tùy vào nhóm ngành. Hiện Trường Đại học Giáo dục có 5 nhóm ngành, từ GD1 đến GD5.

Tất nhiên, mỗi năm, điểm trúng tuyển có thể có một số điều chỉnh. Các em cần lựa chọn trên sở thích cá nhân và tham khảo thêm một số thông số về điểm số, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường,… để có sự lựa chọn thông minh nhất.

- Ông có thể đưa ra lời khuyên cho thí sinh về nguyên tắc lựa chọn ngành học, chọn trường học để tránh những nuối tiếc về sau cho các em?

PGS.TS Trần Thành Nam: Tôi cho rằng về cách sắp xếp nguyện vọng, các em nên sắp xếp những nguyện vọng cảm thấy hứng thú nhất, phù hợp với đam mê của mình lên đầu tiên.

Sau đó, cũng cần căn cứ trên một số yếu tố khác. Cùng ngành đó sẽ có nhiều trường đào tạo, các em cần lưu đến đến những yếu tố như chỉ tiêu tuyển sinh, điểm số trúng tuyển các năm trước cũng như phương án xét tuyển và chỉ tiêu của từng phương án xét tuyển. Tất cả đều được chia sẻ cụ thể trong đề án tuyển sinh của các trường đại học.

Ngoài ra, nếu có thể, các em hãy dành một chút thời gian tới tham quan trực tiếp không gian, cơ sở vật chất, uy tín ngôi trường mà mình muốn đăng ký, từ đó đưa ra sự lựa chọn sẽ chính xác nhất.

- Xin cảm ơn PGS.TS Trần Thành Nam đã chia sẻ!

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.