TP. Hồ Chí Minh: Tất cả giáo viên phải làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh

Tất cả giáo viên từ tiểu học đến THPT ở TP. Hồ Chí Minh phải làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh từ ngày 23-29.4.

img-2109.jpg
Khảo sát nhằm cung cấp dữ liệu nền tảng để sở xây dựng các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức khảo sát trình độ, năng lực tiếng Anh của công chức, viên chức ngành giáo dục thành phố.

Đối tượng khảo sát là giáo viên đang giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS, THPT công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Giáo viên sẽ thực hiện bài khảo sát trực tuyến trên máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh tại địa chỉ: https://englishsurvey.hcm.edu.vn. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 23-29.4, chia theo ca với từng địa bàn quận, huyện.

Nội dung bài khảo sát theo dạng trắc nghiệm khách quan, thời lượng 90’. Bao gồm các kỹ năng nghe, đọc và viết nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung tham chiếu chuẩn châu Âu CEFR (từ A1 - C2).

Theo Sở GD-ĐT, bài khảo sát được thiết kế và chuẩn hóa bởi Cambridge Assessment English, bảo đảm tính khách quan, khoa học và độ tin cậy cao trong việc đánh giá trình độ tiếng Anh của giáo viên.

Theo đại diện Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh, việc khảo sát nhằm cung cấp dữ liệu nền tảng để sở xây dựng các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ một cách bài bản, có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với định hướng phát triển đội ngũ giáo viên theo lộ trình rõ ràng.

Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên phụ trách các môn học ngoài môn tiếng Anh có đủ năng lực sử dụng tiếng Anh trong hoạt động chuyên môn, giảng dạy tích hợp và hỗ trợ học sinh tiếp cận tri thức bằng ngoại ngữ. Qua đó, từng bước hình thành môi trường học tập song ngữ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường.

Việc khảo sát cũng là căn cứ để sở xây dựng đề án Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.