Tư liệu quý hiếm về văn hóa, lịch sử Chămpa

Theo PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM UNESCO NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN VĂN HÓA CHĂM, TS THÔNG THANH KHÁNH, thư tịch Hoàng gia Chăm chứa đựng nhiều chủ đề di sản văn hóa Chăm độc đáo như lịch sử, văn học, ngôn ngữ, chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo... Tuy nhiên, đến nay di sản tư liệu quý hiếm này vẫn chưa thực sự được quan tâm bảo tồn, nghiên cứu và khai thác đúng mức nhằm lý giải những vấn đề bí ẩn về nền văn hóa Chăm và cộng đồng Chăm ngày nay.

 Lễ hội văn hóa của người Chăm
Lễ hội văn hóa của người Chăm

- Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm đang nghiên cứu và xử lý hàng triệu trang ghi chép các thư tịch cổ Hoàng gia Chăm. Các thư tịch này đã được phát hiện và tìm thấy như thế nào, thưa ông?

- Hiện nay bên cạnh tiếng Việt, người Chăm còn sử dụng ngôn ngữ riêng, trong đó thư tịch cổ đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Hầu hết, làng Chăm nào cũng lưu giữ thư tịch cổ, đặc biệt là những gia đình chức sắc, tu sĩ... Bên cạnh đó, một số dòng họ thuộc Hoàng tộc Chăm vẫn còn lưu giữ khối lượng lớn tư liệu của các triều đại Chămpa. Hiện Viện Viễn Đông bác cổ Pháp đang giữ khoảng 10.000 trang, còn ở Việt Nam chỉ có duy nhất một gia tộc thuộc Hoàng tộc của triều đại Chămpa cuối cùng ở Ma Lâm (Bình Thuận) lưu giữ. Gia tộc này đã đồng ý chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm nghiên cứu và xử lý khoảng 3.650 tập, với trên 10 triệu trang ghi chép.

- Các thư tịch Hoàng gia Chăm đề cập đến những vấn đề gì, thưa ông?

- Tư liệu Hoàng gia Chăm phân thành 4 loại: tư liệu dùng cho tu sĩ, chức sắc; tư liệu thuộc văn bản hành chính; tư liệu liên quan đến ghi chép lịch sử và các tư liệu về địa bạ, đinh bạ, điền bạ, ngưu bạ, thuyền bạ, sổ bộ đời. Tư liệu dùng cho tu sĩ, chức sắc được làm bằng lá buông, viết bằng ngòi tre vót nhọn, mực đen, nâu được chế ra từ loại cây gõ đỏ, được sử dụng trong các lễ cúng tế ở đền, tháp... dành cho Hoàng gia. Tư liệu thuộc văn bản hành chính chiếm số lượng nhiều nhất, xuất hiện từ năm Chính Hòa đến Cảnh Hưng, Gia Long, Minh Mạng... Tư liệu liên quan đến việc ghi chép lịch sử được biên soạn rất công phu, phản ánh nhiều khía cạnh lịch sử của vương quốc Chămpa qua những giai đoạn khác nhau (giới hạn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX); gồm tài liệu bang giao của các nước mà Chămpa từng quan hệ, đặc biệt đối với nhà Nguyễn và Tây Sơn. Các tài liệu còn lại cũng khá đồ sộ về khối lượng, thông qua đó chúng ta biết được vấn đề quản lý đất đai, dân số, giao thông, chăn nuôi, cách thu thuế... của triều đình Chămpa.

- Giá trị của các di sản tư liệu này được đánh giá và nhìn nhận như thế nào?

- Di sản tư liệu Hoàng gia Chăm là tư liệu cực kỳ quý hiếm. Nó là tài liệu chính thống để hiểu thêm về lịch sử của vương quốc Chămpa mà hiện nay các nhà khoa học, sử học còn đang tranh cãi. Các văn bản có chữ viết rõ ràng, thống nhất, theo thể thức nhất quán. Mỗi văn bản đều có ấn triện của triều đình và các địa phương, riêng với người dân có dấu điểm chỉ. Các thư tịch Hoàng gia Chăm chứa đựng nhiều chủ đề di sản văn hóa Chăm độc đáo như: lịch sử, văn học, ngôn ngữ, chữ viết, tín ngưỡng, tôn giáo... Các thư tịch này cũng cho chúng ta biết nhiều hơn về mối bang giao cũng như chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với những tiểu quốc phía Nam. Đặc biệt, có những văn kiện liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trong đó có vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa. Trong các công văn gửi đi và đến giữa Triều đình với các địa phương, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều văn thư liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, như văn bản của làng Chăm Plei Koh, nay là đảo Phú Quý thuộc Bình Thuận, vào năm 1836 ghi: “…Làng Koh trình tấu với quan phủ về việc cử 3 chiếc thuyền đến Trường Sa (Kulao Cuah Atah) và Hoàng Sa (Kulao Cuah Bhong) hỗ trợ việc cắm các mốc giới theo chỉ dụ. Việc này làng Koh đã tập hợp dân đinh và ngư phủ nhưng bây giờ biển động không thể ra khơi nên làng xin quan phủ cho dời đến tháng Mười sẽ khởi hành”.

- Các di sản tư liệu quý hiếm này đang được bảo tồn và khai thác như thế nào, thưa ông?

- Là người Chăm, tôi rất buồn khi phải nói rằng, đến nay di sản tư liệu Hoàng gia Chăm vẫn chưa thực sự được quan tâm bảo tồn, nghiên cứu và khai thác đúng với giá trị của nó. Trên 10 triệu trang ghi chép quý giá của kho tàng thư tịch Hoàng gia này đang được chúng tôi nghiên cứu, phân loại, lưu giữ, bảo quản trong điều kiện khá khó khăn. Đa số tư liệu vì lâu năm nên đã đến giai đoạn phân hủy, trong khi đó chủ nhân của chúng đã già, không có người tiếp nối bảo quản. Thế hệ trẻ thì ít người quan tâm và đọc được các văn bản này. Tôi mong muốn Nhà nước sớm quan tâm đầu tư kinh phí để phân loại, bảo quản và tổ chức biên dịch, xuất bản để giới thiệu kho tư liệu quý báu này cho các nhà nghiên cứu và đặc biệt bổ sung làm phong phú tư liệu cho ngành lưu trữ và thư viện nước ta.

- Xin cám ơn ông!

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.