Tự chủ tài chính - “chìa khóa vàng”

Thực hiện cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học là một trong những điều kiện rất cần thiết để có thể triển khai và thực hiện phương thức quản trị đại học tiên tiến, qua đó giúp cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Trong các nội dung chính của tự chủ đại học, tự chủ tài chính được xem là tiền đề quan trọng, đóng vai trò nền tảng, chi phối khả năng hoàn thiện toàn bộ các nội dung tự chủ khác.

PGS.TS. NGƯT Nguyễn Trọng Cơ - Học viện Tài chính

Sự tự do cần thiết

Nói một cách ngắn gọn, tự chủ đại học là sự tự do cần thiết mà các cơ sở đào tạo đại học phải có để hoạt động quản lý, phát triển giảng dạy và nghiên cứu theo một cơ chế hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh vừa tạo ra nhiều động lực vừa đáp ứng cạnh tranh để có khả năng cống hiến tốt nhất cho các đối tượng liên quan với nỗ lực đổi mới và sáng tạo tri thức tiến bộ cho nhân loại và từ đó góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức.

	Tự chủ đại học là sự tự do cần thiết của các cơ sở giáo dục đại học - Ảnh: Vũ Tùng
Tự chủ đại học là sự tự do cần thiết của các cơ sở giáo dục đại học
Ảnh: Vũ Tùng

Trong bối cảnh Việt Nam, tự chủ đại học có thể ví như Khoán 10 trong nông nghiệp, giúp cởi trói cho cơ sở đào tạo, giúp đại học làm chủ vận mệnh của mình, bởi cũng giống như người nông dân, các cơ sở đào tạo phải có quyền quyết định canh tác như thế nào trên chính “mảnh đất” của mình để đạt được hiệu quả cao nhất dưới sự hướng dẫn và chiến lược phát triển chung của đất nước trong khuôn khổ Luật Giáo dục đại học.

Trong 4 nội dung chính của tự chủ đại học là (i) tự chủ về tổ chức, (ii) tự chủ về tài chính, (iii) tự chủ về nhân sự, (iv) tự chủ về học thuật, thì tự chủ về tổ chức và tự chủ về tài chính được xem là những tiền đề quan trọng có khả năng hoàn thiện toàn bộ các nội dung tự chủ khác như tự chủ nhân sự và tự chủ học thuật vì tự chủ về tổ chức tạo ra cơ chế tập trung nguồn lực con người với phương thức lãnh đạo và văn hóa đổi mới hướng đến đại học chất lượng cao; còn tự chủ tài chính cho phép huy động nguồn tài chính và duy trì nguồn lực tài chính đảm bảo việc tuyển chọn lực lượng học thuật tốt nhất nhằm phát triển học thuật theo hướng sáng tạo đổi mới theo chiến lược của cơ sở đào tạo.

Còn nhiều vướng mắc, ràng buộc

Tự chủ tài chính đã dần trở thành con đường dẫn dắt cơ sở đào tạo đại học công lập ở Việt Nam tiến gần hơn tới tự chủ đầy đủ theo cả 4 nội dung, nhằm hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ sở đào tạo đại học công lập còn nhiều vướng mắc.

Một là, sự chưa đồng bộ giữa các văn bản thể chế trong đào tạo đại học, tự chủ tài chính, cũng như việc thực hiện các quy định này trên thực tiễn. Ví dụ, quy định về phụ cấp đặc thù cho ngành giáo dục, hay việc thực hiện quy định về Hội đồng trường theo Luật Giáo dục đại học trên thực tiễn còn khá mờ nhạt, mang tính hình thức.

Hai là, còn nhiều hạn chế, ràng buộc về nguồn thu của các cơ sở đào tạo. Cụ thể, một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của các cơ sở đào tạo là số lượng sinh viên, nhưng hiện tại các cơ sở đào tạo vẫn không được quyết định tự chủ về chỉ tiêu tuyển sinh mà phải tuân thủ các điều kiện về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện và giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Ba là, bất cập khi quy định mức trần học phí thấp. Trong một thời gian dài, do bị khống chế về trần học phí, mức trần học phí thường thấp, thu không đủ chi, cho nên một số cơ sở đào tạo đại học công lập đã xé rào, ban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong sử dụng nguồn thu.

Bốn là, hạn chế trong quy định về định mức chi. Mặc dù là tự chủ tài chính, nhưng việc chi tiêu của các cơ sở đào tạo đại học công lập vẫn phải tuân thủ theo các định mức, tiêu chuẩn ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó có nhiều quy định đã lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu nhưng các cơ sở đào tạo không được tự xây dựng.  

Năm là, thiếu đồng bộ trong quản lý tài chính, kế toán với quản lý đào tạo đại học. Hiện nay, học phí không còn chịu sự điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí mà chịu sự điều chỉnh của Luật Giá. Cùng với đó là quy định về xác định giá dịch vụ theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, quy định lộ trình đến năm 2020 phải xác định đủ chi phí đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư số 14/2019 hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xác định chi phí, giá dịch vụ. Tuy nhiên, những hướng dẫn này vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong thực hiện tại các cơ sở đào tạo...

Điều chỉnh cơ cấu ngân sách đầu tư cho đào tạo đại học

Nhằm nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính trong đào tạo đại học công lập, cần điều chỉnh cơ cấu ngân sách đầu tư cho đào tạo đại học, trong đó tập trung: Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng chi đầu tư, giảm chi thường xuyên; đồng thời điều chỉnh cơ cấu chi NSNN giữa các ngành học, ưu tiên các ngành học có ít khả năng xã hội hóa, nhưng cần thiết cho sự phát triển của đất nước như khoa học cơ bản, kỹ thuật.

Thay đổi đối tượng tiếp nhận ngân sách chi cho đào tạo đại học từ cơ sở đào tạo sang người sử dụng/thụ hưởng dịch vụ ĐTĐH theo các tiêu chí xác định mức độ ưu tiên lần lượt là: Dựa trên năng lực học tập để bảo đảm phát triển bồi dưỡng nhân tài, nguyên khí của quốc gia; dựa trên khả năng chi trả của người thụ hưởng dịch vụ như sau: NSNN thực hiện bao cấp người nghèo, hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, thu phí từ thấp đến cao của người có thu nhập trung bình đến giàu. Điều này nhằm bảo đảm công bằng, phát triển bền vững kinh tế xã hội và chính trị quốc gia. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt được giải pháp này, cần có những hướng dẫn đặc thù chi tiết trong lập dự toán, chấp hành và quyết toán đối với cơ sở đào tạo đại học công lập.

Chú trọng bố trí nguồn lực đầu tư đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý cả số lượng và chất lượng, cả chuyên môn và đạo đức, vì đây là đội ngũ nòng cốt tác động trực tiếp vào chất lượng đào tạo. Đào tạo và xây dựng được một đội ngũ giảng viên giỏi là rất công phu và phải có cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có tài năng để họ cống hiến suốt đời cho sự nghiệp đào tạo.

Bãi bỏ quy định trần học phí, thay vào đó là quy định sàn học phí, dựa trên kết quả xác định chi phí đào tạo, gắn với một mức chất lượng đào tạo cam kết cụ thể. Chất lượng đào tạo và chi phí đào tạo có mối quan hệ ràng buộc nhưng không biện chứng. Không phải cứ chi phí cao là có chất lượng cao, nhưng chắc chắn không thể có chất lượng đào tạo cao với chi phí đào tạo thấp. Chi phí đào tạo luôn gắn với một mức chất lượng cụ thể.

Đứng trước bối cảnh nâng cao mức độ tự chủ trên tất cả các mặt hoạt động, gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo, việc để các cơ sở đào tạo đại học công lập tự xác định chi phí đào tạo, xác định và công bố giá dịch vụ đào tạo chính là minh chứng và biểu hiện rõ ràng nhất.

Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”
Giáo dục nghề nghiệp

NIC ra mắt nền tảng “Nhân lực số”

Nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực số Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ra mắt nền tảng nhanlucso.org.vn…Sự kiện ra mắt diễn ra cùng Hội thảo “Tương lai việc làm trong nền kinh tế số”.

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên
Giáo dục nghề nghiệp

8.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm 2023 quy tụ hơn 150 doanh nghiệp khắp cả nước, ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, thương mại điện tử, quản trị du lịch - khách sạn - nhà hàng... cung cấp hơn 8.000 việc làm. 

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển
Giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo nghề - chìa khóa cho phục hồi và phát triển

Chiều 5.12, tham gia tọa đàm Chuyên đề 2 “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế” tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng cho rằng, bên cạnh tiến độ bao phủ vaccine và các trụ cột quan trọng như phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng thể chế; chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa… thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng.
Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tạo nguồn lực phát triển giáo dục đại học

Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế tất yếu, khách quan. Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thực tiễn, đổi mới để phát huy cơ chế này.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020

Ngày 27.11, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội thảo Giáo dục Việt nam 2020 với chủ đề Tự chủ trong giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số cơ sở giáo dục đại học tổ chức.
Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể
Giáo dục nghề nghiệp

Bảo đảm các điều kiện với giải pháp cụ thể

Tự chủ đại học được coi là nhân tố quyết định tạo nên thành công của các cơ sở giáo dục đại học. Để các quy định về tự chủ đại học trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể, như có hướng dẫn để sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trường đại học theo Luật; tạo hành lang pháp lý huy động vốn đầu tư; và trên hết, cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học.
Giải phóng năng lượng sáng tạo
Giáo dục nghề nghiệp

Giải phóng năng lượng sáng tạo

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, tự chủ đại học không đơn giản chỉ trong nhận thức mà là cả quá trình, đòi hỏi phải có cơ chế và tiềm lực. Bản chất của tự chủ là giải phóng năng lượng của các nhà trường, tạo điều kiện cho thầy cô sáng tạo, từ đó truyền tư duy độc lập cho sinh viên…
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tự chủ đại học

Trao đổi với báo chí ngày 25.11 về Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phạm Tất Thắng nhấn mạnh, từ góc độ cơ quan lập pháp, giám sát, Ủy ban mong muốn qua hội thảo nhìn nhận ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện tự chủ đại học, đề xuất giải pháp tháo gỡ, từ đó thúc đẩy đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự
Giáo dục nghề nghiệp

Hơn 100 tham luận, 250 đại biểu tham dự

Theo thông tin tại cuộc gặp mặt báo chí sáng 25.11, đã có 105 bài tham luận gửi đến Ban tổ chức Hội thảo Giáo dục - VEC 2020, 250 đại biểu sẽ tham dự hội thảo. Với chủ đề “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”, hội thảo sẽ chính thức diễn ra ngày 27.11 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội.
Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu
Giáo dục nghề nghiệp

Quan hệ và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu

Để hệ thống đại học phát triển đáp ứng với chiến lược phát triển quốc gia, lợi thế của tự chủ phát huy đúng hướng và tránh các xu thế cực đoan, cần bảo đảm một số nguyên tắc và vấn đề căn bản, trong đó có quan hệ và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu. Không bảo đảm được các yếu tố này, dù các đại học có đầy đủ nguồn lực cũng sẽ khó vươn tới đỉnh cao và hoàn thành chức năng của mình.
Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Cần cuộc cải cách trong quản trị đại học

Vấn đề trọng tâm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam là xây dựng được một cơ chế tự chủ đại học, cho phép các đại học được quyền quyết định về chương trình, bổ nhiệm và quản lý giảng viên, nhân viên. Đồng thời, trách nhiệm xã hội của các đại học phải được nghiêm túc đặt ra.
Tự chủ - tự túc và tự quyết
Giáo dục nghề nghiệp

Tự chủ - tự túc và tự quyết

Từ góc độ quản trị một trường đại học, Theo Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT Lê Trường Tùng, tự chủ có thể hiệu theo các cách: “tự quyết” - tự ra quyết định trong các hoạt động của trường dựa trên các hành lang pháp lý, và “tự túc” - có thể tồn tại và phát triển không cần dựa vào ngân sách nhà nước; hoặc kết hợp cả 2 nghĩa trên như đa số đang hiểu: tự chủ là tự quyết và tự túc. Tự chủ khi kèm theo yêu cầu “tự túc” đã mang thêm yếu tố kinh tế chứ không đơn thuần là khái niệm xã hội, chính trị, pháp luật nữa.
Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học
Giáo dục nghề nghiệp

Đòn bẩy cải thiện chất lượng giáo dục đại học

Lựa chọn và xây dựng mô hình quản trị, thực hiện cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu. Các trường đại học với mô hình quản trị đại học tự chủ cao đi cùng với trách nhiệm giải trình xã hội, đã, đang và sẽ luôn đi tiên phong, từng bước khẳng định và đưa vị thế giáo dục đại học Việt Nam lên tầm cao mới.
3 mô hình tài chính
Giáo dục nghề nghiệp

3 mô hình tài chính

Tự chủ tài chính là một phần của tự chủ đại học nói chung nên mô hình tự chủ tài chính đại học gắn liền với mô hình tự chủ trong quản trị đại học. Theo Hauptman (2007), có 4 mô hình về tài chính cho giáo dục đại học, trong đó có ba mô hình tài chính liên quan trực tiếp đến các trường đại học công lập.
Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn
Giáo dục nghề nghiệp

Ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn

Xu hướng trên thế giới là trao quyền tự chủ cho các đại học công lập và Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng cung cấp tài chính cho cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học. Trừ Pháp, học phí ở các nước có tỷ trọng ngày càng tăng, nhưng chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên.