Trên 80% người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nếu thực hiện các biện pháp sau

Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa và 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Đáng lưu ý, trên 80% người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nếu thực hiện các biện pháp phòng chống có hiệu quả.

ảnh chụp màn hình (364).png -0
Gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính (Ảnh minh họa)

Gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế) kiêm phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Bệnh glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ hai ở Việt Nam, có tới 40% học sinh ở thành phố mắc tật khúc xạ.

Qua điều tra, nguyên nhân gây mù chính hiện nay là đục thủy tinh thể (chiếm tới 66%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ...

“Kết quả điều tra đánh giá nhanh phòng chống mù lòa có thể phòng tránh được mới nhất cho thấy hiện nay ở Việt Nam có khoảng 300.000 người mù. Việc can thiệp phẫu thuật với chi phí không lớn có thể nhanh chóng mang lại ánh sáng cho người mù nhưng do nhiều bệnh nhân nghèo, không có điều kiện tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh nên vẫn phải chịu mù lòa,” Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng phân tích.

Trong đó, gánh nặng mù lòa ngày càng gia tăng đã trở thành vấn đề xã hội và sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, mù lòa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dẫn tới nghèo đói, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế... Đó là thách thức lớn không chỉ riêng đối với ngành mắt, y tế mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Phó giáo sư Nguyễn Tuấn Hưng cho hay, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh thiếu niên với tỷ lệ mắc khoảng 15-20% ở học sinh nông thôn, 30-40% ở thành phố.

Thống kê cho thấy nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15.000.000 em. Với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20%, Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính (trong đó có tới 2/3 bị cận thị).

Tuy nhiên, việc khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ là một trong những biện pháp can thiệp rẻ tiền và có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mù lòa nhưng còn gặp nhiều rào cản từ nhận thức, cơ sở vật chất và kinh phí...

Hiện nay, trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù (người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%). Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù.

Bên cạnh đó, 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này).

Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chữa mù lòa

Phó giáo sư Cung Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, để giảm những gánh nặng do bệnh mù lòa gây ra, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia Phòng chống mù lòa giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030.

Chiến lược có mục tiêu chung tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh mù lòa có thể phòng chống được.

Phấn đấu nhằm loại trừ các nguyên nhân chính gây mù lòa cho mọi người dân, đặc biệt hàng triệu người mù quyền được nhìn thấy như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về mục tiêu thị giác.

Theo chiến lược này, đến năm 2030, tỷ lệ mù lòa giảm xuống dưới 4,0 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ phẫu thuật đục thủy tinh thể lên trên 3,5 người trên 1.000 dân; tăng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường được khám và theo dõi bệnh lý về mắt đạt trên 75%; tăng tỷ lệ tật khúc xạ học đường được khám, phát hiện sớm, cung cấp dịch vụ khúc xạ và kính chỉnh tật khúc xạ đạt trên 95%.

Phó giáo sư Cung Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ, để đạt được những mục tiêu ấy, ngành y tế đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Nâng cao nhận thức cộng đồng và củng cố mạng lưới về chăm sóc mắt; Xây dựng và hoàn thiện các chính sách về phòng chống mù lòa...

Đồng thời, cần phải cảnh báo người dân về tầm quan trọng phải bảo vệ mắt trong quá trình lao động, kêu gọi người sử dụng lao động ưu tiên chăm sóc mắt cho người lao động mọi nơi, mọi lúc.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.