Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25 - 26.2.2025. Đây là sự kiện đa phương “kênh 1.5” quy mô lớn do Việt Nam khởi xướng và tổ chức, được đánh giá là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, vì người dân ASEAN, hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Chương trình nghị sự phong phú, thực chất

Các đại biểu sẽ tham dự 5 phiên toàn thể chính thức, 4 hoạt động tiền sự kiện và các hoạt động bên lề quan trọng.

Sáng 25.2, trong ngày đầu tiên của Diễn đàn, tại Học viện Ngoại giao diễn ra các hoạt động tiền sự kiện bao gồm Triển lãm ảnh “Hành trình 30 năm Việt Nam tham gia ASEAN” và 3 tọa đàm chuyên đề song song về “Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Chuyển đổi số vì Hòa bình Bền vững”, “Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì An ninh lương thực khu vực” và “Thúc đẩy đối thoại vì hòa bình, ổn định trong khu vực”.

asean25-8-35-46.jpg
Nguồn: TTXVN

Buổi chiều cùng ngày, tại Khách sạn Melia, Diễn đàn bắt đầu với Phiên Khai mạc có sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tiếp nối là hai phiên toàn thể thảo luận về “Các xu hướng lớn tác động tới ASEAN và thế giới tới năm 2035” và “Củng cố các nguyên tắc nền tảng của ASEAN nhằm ứng phó với các thách thức trong tương lai”. Ngày làm việc đầu tiên kết thúc bằng Tiệc chiêu đãi cấp cao (Gala Dinner).

Ngày thứ hai (26.2) sẽ diễn ra ba phiên toàn thể về “Hợp tác tiểu vùng hướng tới thúc đẩy tính tự cường và phát triển bền vững”, “Quản trị các công nghệ mới nổi nhằm đảm bảo an ninh toàn diện” và “Vai trò gắn kết và thúc đẩy hòa bình của ASEAN trong một thế giới phân mảnh”, xen giữa là phiên ăn trưa làm việc chuyên đề “ASEAN đón đầu tương lai: Làm chủ công nghệ mới nổi” trước khi bế mạc.

Đánh dấu sự trưởng thành của Việt Nam trong tham gia ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN là sáng kiến do Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 ở Jakarta, Indonesia vào tháng 9.2023. Sáng kiến này thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hợp tác ASEAN cũng như mong muốn đóng góp vào công việc chung của ASEAN.

Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức kể từ sau thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm cùng với các nước thành viên duy trì và củng cố vai trò trung tâm và phát huy trách nhiệm tiếng nói của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và phát triển.

AFF năm nay được tổ chức vào thời điểm đặc biệt: Kỷ niệm 80 năm thành lập nước Việt Nam hiện đại, đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN; kỷ niệm 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN; đặc biệt là năm ASEAN sẽ thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Năm 2025 đánh dấu tiến trình ASEAN bước vào một giai đoạn mới. Các quốc gia thành viên ASEAN sẽ khởi động việc triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2025. ASEAN và các đối tác cũng sẽ tiến hành rà soát, đánh giá việc triển khai Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác của ASEAN (TAC) và chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp ước này vào năm 2026. Đối với Việt Nam, năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao về sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 ngày 13.2, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trịnh Minh Mạnh nhận định, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 “có ý nghĩa rất quan trọng”, thể hiện vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của thành viên có tiềm lực, vị thế ngày càng lớn trong ASEAN. Theo ông, AFF 2025 là kết quả thể hiện sự trưởng thành của Việt Nam trong tham gia ASEAN, không chỉ tham gia mà ngày càng tích cực đóng góp vào công việc chung của cộng đồng ASEAN bằng các sáng kiến cụ thể, thiết thực như diễn đàn này.

Hứa hẹn những ý tưởng và sáng kiến quan trọng

AFF là một phần trong nỗ lực của Việt Nam hướng đến xây dựng một kênh trao đổi, thảo luận mới (Kênh 1.5) nhằm thu hút sự tham gia đông đảo, đa dạng của các tầng lớp xã hội và người dân ASEAN cũng như bạn bè, đối tác của ASEAN, qua đó góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và tham gia vào tiến trình hoạch định con đường phát triển tương lai cho ASEAN. Các ý tưởng, khuyến nghị từ Diễn đàn sẽ bổ trợ cho các trao đổi của ASEAN ở kênh chính thức, góp phần bảo đảm các quyết sách của ASEAN gắn chặt hơn với nhu cầu của người dân.

Ông Trịnh Minh Mạnh nhận định: “Diễn đàn sẽ trở thành cái nôi ý tưởng và sáng kiến của ASEAN. Với Việt Nam, nó thể hiện vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm của một thành viên có tiềm lực, vị thế quốc tế ngày càng lớn trong ASEAN".

Ông cho biết, AFF lần thứ nhất tổ chức vào tháng 4.2024 đã thành công tốt đẹp, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao. Các đại biểu tham dự đều đánh giá cao Diễn đàn với tính chất đặc thù của một Diễn đàn “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”. Theo ông, diễn đàn năm nay có thời gian dài hơn, chương trình phong phú hơn và có sự tham gia đông đảo hơn của các đại biểu”.

AFF 2024 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khu vực và quốc tế với 500 đại biểu tham dự trực tiếp, trong đó Lãnh đạo Cấp cao, cấp Bộ trưởng các quốc gia thành viên ASEAN và đối tác; cùng nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của khu vực và quốc tế; đại diện doanh nghiệp, địa phương và thế hệ trẻ. Các đại biểu tham dự đều đánh giá cao Diễn đàn với tính chất đặc thù của một Diễn đàn “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.

Thông qua việc tạo ra một nền tảng đối thoại đa chiều, AFF 2025 hứa hẹn sẽ đóng góp những ý tưởng và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN trong tương lai.

Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN
Việt Nam và các nước

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Tăng cường sự đoàn kết và khả năng phục hồi của ASEAN

Với chủ đề “Xây dựng một ASEAN đoàn kết, tự cường và bao trùm trong một thế giới biến động”, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) đóng vai trò là nền tảng quan trọng thúc đẩy các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và định vị ASEAN là một nhân tố chủ chốt trong các vấn đề toàn cầu.

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới
Việt Nam và các nước

Định hình quan hệ song phương giai đoạn mới

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bắt đầu chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Washington, Mỹ để tiến hành các cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Donald Trump. Thương mại, thuế quan cũng như nhiều nội dung quan trọng về quan hệ song phương trong giai đoạn mới sẽ là trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai
Việt Nam và các nước

Gác lại quá khứ, viết tiếp tương lai

Tròn 30 năm trước, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ, một cột mốc trọng đại khép lại quá khứ chiến tranh, đưa mối quan hệ từ cựu thù trở thành Đối tác Toàn diện và giờ đây là Đối tác Chiến lược Toàn diện. Nhân dịp đầu Xuân, ông Nguyễn Quốc Cường - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 30 năm qua cũng như tiềm năng và dư địa mà hai nước có thể thúc đẩy trong tương lai.

Bước đi quan trọng
Quốc tế

Bước đi quan trọng

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khởi đầu năm 2025 bằng một bước tiến ngoạn mục với sự gia nhập của Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, đồng thời là nền kinh tế hàng đầu khu vực Ðông Nam Á. Giới quan sát nhận định, việc kết nạp Indonesia sẽ củng cố nỗ lực của khối nhằm nâng cao vị thế địa chính trị toàn cầu, cũng như tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu.

Nguồn: www.business-standard.com
Quốc tế

Sẽ có những "sao đổi ngôi" nào?

Năm ngoái đánh dấu một giai đoạn đáng nhớ trong nền dân chủ toàn cầu, khi hàng tỷ người tham gia bỏ phiếu một trong những chu kỳ bầu cử quan trọng nhất của thời đại. Bước sang năm 2025, một làn sóng bầu cử mới đang chờ đón, hứa hẹn định hình quỹ đạo của kinh tế và chính trị quốc tế trong nhiều năm tới. Từ Trung Đông đến các quốc gia thuộc nhóm G7, những cuộc bỏ phiếu này có khả năng tái định hình bối cảnh chính trị và tác động đến cán cân quyền lực toàn cầu kéo dài đến thập niên 2030.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Quốc tế

Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Sáng 26.12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Liên bang Nga, Đại diện thương mại Nga và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Việt Nam tổ chức họp báo về kết quả phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trong năm 2024; hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào đầu năm 2025.

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?
Quốc tế

Cơ hội thay đổi hay nguy cơ chia rẽ?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm chính mình để mở đường cho một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2.2025. Ông Scholz cho rằng, bầu cử sớm sẽ là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ chia rẽ, trong khi các nhà quan sát lo ngại, điều này càng khiến tình trạng bất ổn chính trị tại nền kinh tế mạnh nhất châu Âu thêm trầm trọng trong bối cảnh nước Đức đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và an ninh.

technode.com
Quốc tế

Trung Quốc ứng dụng robot để phát triển kinh tế

Các thành phố như Hàng Châu, Trùng Khánh, Nam Kinh và một phần tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành các chính sách robot nhằm thúc đẩy đổi mới và tăng cường ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và hiện đại hóa hệ thống công nghiệp. Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong định hướng các ngành công nghiệp tương lai, được nhấn mạnh tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương gần đây.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Báo chí Nhật Bản thông tin nổi bật về hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Các cơ quan truyền thông lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Nhật Bản (NHK), hãng thông tấn Jiji, trang web chính thức của Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao cùng các nền tảng mạng xã hội chính thức của Thủ tướng Nhật Bản đồng loạt đưa tin về cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru ngày 5.12 tại Tokyo.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.