Thủ tướng tương lai có tạo nên bước ngoặt trên chính trường Canada?

Ngày 9.3, Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Anh, người được đánh giá là không có kinh nghiệm về chính trị, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua lãnh đạo đảng Tự do, thay thế Thủ tướng Justin Trudeau. Với 86% số phiếu bầu, ông Carney đã đánh bại cựu Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland để trở thành người kế nhiệm vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền.

Kẻ ngoại đạo chính trị

Chiến thắng của ông Mark Carney đánh dấu một ngoại lệ trên chính trường Canada, khi ông trở thành Thủ tướng thứ hai trong lịch sử Canada không có ghế tại Hạ viện. Ông cũng sẽ là Thủ tướng Canada đầu tiên chưa bao giờ giữ chức vụ công được bầu hoặc phục vụ trong nội các. Mặc dù không có luật nào cấm điều này, nhưng theo thông lệ, ông sẽ phải nhanh chóng có kế hoạch tranh cử ghế tại Nghị viện.

Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế vững chắc và bề dày kinh nghiệm lãnh đạo tại các ngân hàng lớn - từng là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada và làm việc tại Ngân hàng Anh - cùng với học vấn từ những đại học danh tiếng như Oxford và Harvard, ông được kỳ vọng sẽ mang đến một cách tiếp cận mới trong việc điều hành đất nước. Thực tế, vị chính trị gia 59 tuổi này bắt đầu nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Canada trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và ông được ghi nhận là người đã có hành động kịp thời và quyết đoán giúp Canada tránh khỏi cuộc suy thoái nghiêm trọng hơn.

1122.jpg
Lãnh đạo đảng Tự do Canada Mark Carney vẫy tay chào những người ủng hộ sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu Chủ tịch đảng. Ảnh: AFP

Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Carney đã tập trung vào các vấn đề kinh tế và nhấn mạnh cam kết bảo vệ người lao động khỏi những tác động tiêu cực từ chính sách thương mại của Mỹ. Ông đặc biệt chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì đã áp thuế đối với hàng hóa Canada và thậm chí đã từng có đề xuất sáp nhập Canada làm bang thứ 51 của Mỹ.

Thách thức lớn nhất

Ông Carney tiếp quản vị trí lãnh đạo trong bối cảnh Canada đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là mối quan hệ căng thẳng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nước đang bên bờ cuộc chiến thương mại với các biện pháp áp thuế trả đũa lẫn nhau. Mỹ đã áp thuế 25% đối với hàng hóa của Canada vào tuần trước, nhưng lùi lại sau vài ngày để miễn trừ cho các mặt hàng tuân thủ thỏa thuận thương mại hiện có. Canada đáp trả bằng thuế quan trả đũa của riêng mình khi ông Trudeau cáo buộc người đồng cấp Mỹ của mình cố gắng làm sụp đổ nền kinh tế của đất nước. Bối cảnh căng thẳng của cuộc chiến thương mại cận kề đó làm dấy lên lo ngại về tác động kinh tế tiêu cực.

Carney cam kết sẽ giữ nguyên chính sách thuế quan để bảo vệ lợi ích Canada: "Chính phủ của tôi sẽ duy trì mức thuế quan cho đến khi người Mỹ tôn trọng chúng tôi".

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm phụ thuộc kinh tế vào Mỹ và thúc đẩy đa dạng hóa thương mại, mở rộng các quan hệ thương mại với châu Âu và châu Á để giảm rủi ro từ chính sách thất thường của Washington. Thực tế, nền kinh tế đất nước lá phong phụ thuộc đáng kể vào đất nước cờ hoa và có nguy cơ rơi vào suy thoái nếu các mức thuế quan toàn diện mà ông Trump đe dọa được áp dụng hoàn toàn.

Sự thay đổi lãnh đạo diễn ra sau khi Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố từ chức vào tháng 1, kết thúc hơn 9 năm cầm quyền. Ông Trudeau đối mặt với sự suy giảm tín nhiệm do cuộc khủng hoảng nhà ở, chi phí sinh hoạt gia tăng và áp lực từ nội bộ đảng.

Mặc dù đảng Tự do từng bị tụt lại phía sau đảng Bảo thủ do ông Pierre Poilievre lãnh đạo, nhưng kể từ khi Tổng thống Trump gia tăng căng thẳng thương mại, sự ủng hộ dành cho đảng này đã có dấu hiệu phục hồi. Một số cuộc thăm dò cho thấy, họ đang ngang bằng với phe đối lập, điều này mở ra khả năng ông Carney có thể giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra.

Đảng Tự do sẽ đối mặt với đảng Bảo thủ, phe đối lập chính thức với 120 ghế tại Hạ viện; Đảng Khối Quebecois, có 33 ghế; và đảng Dân chủ mới, có 24 ghế, khi người dân Canada đi bỏ phiếu trong lần tới.

Những đường lối chủ đạo

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, ông Mark Carney cam kết mang đến một chính sách kinh tế trung dung, cân bằng hơn so với người tiền nhiệm Justin Trudeau.

Một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là thúc đẩy các dự án năng lượng, đặc biệt là đường ống dẫn dầu và năng lượng tái tạo. Dưới thời Trudeau, nhiều dự án lớn như đường ống Trans Mountain bị trì hoãn do áp lực chính trị và pháp lý. Để giải quyết tình trạng này, ông đề xuất cải cách quy trình phê duyệt, rút ngắn thời gian chờ đợi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng năng lượng. Carney cũng muốn thành lập một cơ quan chuyên trách xử lý nhanh các dự án trọng điểm, đồng thời tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch như điện gió và hydro xanh nhằm giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó, ông đặt mục tiêu thu gọn bộ máy Chính phủ và kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công. Chính quyền người tiền nhiệm từng mở rộng ngân sách công lên hơn 40%, gây thâm hụt lớn và áp lực lên nền kinh tế. Carney cam kết cắt giảm chi tiêu không cần thiết, tinh giản bộ máy hành chính và giám sát chặt chẽ các khoản đầu tư của chính phủ. Ông cũng sẽ xem xét lại các chương trình trợ cấp kém hiệu quả và tập trung vào các dự án mang lại giá trị kinh tế bền vững.

Về vấn đề nhà ở, cuộc khủng hoảng bất động sản là một trong những nguyên nhân khiến Chính phủ của ông Trudeau không được lòng cử tri. Giá nhà tăng vọt tại các thành phố lớn như Toronto và Vancouver khiến nhiều người lao động và gia đình trẻ khó mua hoặc thuê nhà. Vì thế, ông Carney cam kết mở rộng xây dựng nhà ở giá rẻ, hỗ trợ tài chính cho các dự án nhà ở xã hội và đơn giản hóa các quy định xây dựng để đẩy nhanh tốc độ phát triển bất động sản. Ông cũng đề xuất hợp tác với chính quyền địa phương để phát triển đô thị bền vững, tạo ra nhiều khu dân cư với giá cả hợp lý.

Ngoài ra, ông muốn thúc đẩy thương mại nội địa và giảm rào cản kinh tế giữa các tỉnh, bang. Dù Canada có nền kinh tế mạnh, nhưng quy định khác biệt giữa các tỉnh vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, một công ty sản xuất rượu vang ở British Columbia có thể gặp trở ngại khi bán hàng tại Ontario. Ông Carney đề xuất cải cách hệ thống thương mại nội địa, giảm bớt thủ tục hành chính và tăng cường liên kết kinh tế giữa các khu vực để nâng cao năng lực cạnh tranh của Canada.

Đặc biệt, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với chính quyền Tổng thống Donald Trump, Carney cho rằng Canada cần mở rộng hợp tác với châu Âu và châu Á để bảo đảm sự ổn định kinh tế lâu dài.

Canada đang hướng đến cuộc tổng tuyển cử sớm?

Dù ông Carney đã tiếp quản vai trò lãnh đạo đảng Tự do, vẫn chưa rõ liệu ông có kêu gọi bầu cử sớm hay không. Với chính quyền hiện tại chỉ là Chính phủ thiểu số, phe đối lập có thể thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, đẩy Canada vào tổng tuyển cử sớm ngay trong vài tuần tới. Theo các nguồn tin nội bộ, cuộc bầu cử có thể diễn ra ngay trước khi Nghị viện Canada nhóm họp lại vào ngày 24.3 tới.

Dưới sự lãnh đạo của ông Carney, đảng Tự do đang hy vọng sẽ lấy lại lòng tin của cử tri, trong khi phe Bảo thủ quyết tâm ngăn cản đảng này tiếp tục nắm quyền. Cuộc đối đầu giữa ông Carney và ông Poilievre có thể định hình chính trị Canada trong nhiều năm tới.

Các đảng liên bang thường không nắm quyền quá một thập kỷ ở Canada và đảng Tự do đã nắm quyền kể từ năm 2015. Tuy nhiên theo cuộc thăm dò của Viện Angus Reid công bố tuần này cho thấy, ông Carney dẫn trước 9 điểm phần trăm. Người ta ước tính 43% số người được hỏi cho biết, họ tin tưởng ông nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng với Tổng thống Trump, so với 34% chọn lãnh đạo đối lập Poilievre.

Liệu ông Mark Carney có thể đưa Canada vượt qua thời kỳ khó khăn và duy trì quyền lực cho đảng Tự do? Hay đất nước này sẽ chuyển sang một hướng đi khác dưới sự lãnh đạo của đảng Bảo thủ? Câu trả lời sẽ sớm được quyết định trong thời gian tới. Theo quy trình chuyển giao quyền lực, Thủ tướng đương nhiệm Trudeau dự kiến sẽ vẫn tại vị trong vài ngày tới trước khi nhà lãnh đạo mới của đảng Tự do nhậm chức Thủ tướng thứ 24 của Canada.

Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).