TP. Hồ Chí Minh: Gia tăng số trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi của các tỉnh tới khám

Trong khi số bệnh nhân tại thành phố bắt đầu giảm thì số ca mắc từ các tỉnh xung quanh đến khám và điều trị tại các bệnh viện của thành phố tiếp tục tăng mạnh trong 2 tuần qua.

Theo đó, số trẻ mắc bệnh sởi từ 1 đến 10 tuổi của thành phố bắt đầu giảm, nhưng các trường hợp trẻ nhỏ dưới 9 tháng mắc sởi đang có dấu hiệu gia tăng.

Chỉ tính riêng tuần 43, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh là 255 ca, tăng 43% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 209 ca điều trị nội trú.

img202410303183441266-2910202418.png
Tình hình dịch bệnh sởi tại TP. Hồ Chí Minh tính đến tuần 43 (Ảnh: SYT)

Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh đã điều trị cho tổng cộng 3139 trường hợp sởi, trong đó 58% các trường hợp đến từ các tỉnh, cụ thể là số ca sởi tích lũy từ các tỉnh khác là 1.834 ca, bao gồm 1.607 ca nội trú (chiếm 61%) và 227 ca ngoại trú (chiếm 45%), đã 1 trường hợp tử vong.

Trong tuần 43, số ca mắc bệnh tại TP. Hồ Chí Minh là 112 ca, giảm 6% so với trung bình 4 tuần trước; trong đó, 82 ca điều trị nội trú (giảm 6,8%) và 30 ca điều trị ngoại trú (giảm 3,2%). Tích lũy từ đầu năm, số ca sởi trên địa bàn thành phố là 1.305 ca, gồm 1.033 ca nội trú và 272 ca ngoại trú, trong đó có 3 trường hợp tử vong.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đã góp phần làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh trong độ tuổi này. Tuy nhiên, hệ thống giám sát ghi nhận số ca bệnh mới đang tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng tuổi, đặc biệt với nhóm từ 6 tháng – 9 tháng tuổi. Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng (quy định tại thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.

Từ đầu vụ dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi là 315 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc. Theo báo cáo tại các bệnh viện có 146 ca sởi cần hỗ trợ hô hấp, trong đó có 36,3% (53/146) là trẻ <9 tháng tuổi. Đối với ca sởi có địa chỉ tại Thành phố cũng có 31,5% (17/54) là trẻ <9 tháng tuổi. Như vậy nhóm trẻ <9 tháng tuổi hiện đang là nhóm có khả năng mắc bệnh nặng cao. Ngoài ra, HCDC cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm người lớn và trẻ lớn từ 11 tuổi trở lên.

Trước diễn biến gia tăng số ca sởi mới trong nhóm dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.

Theo Tổ chức y tế thế giới, vaccine sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vaccine này được xem như là mũi “Sởi 0” và sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 02 mũi vaccine sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

Song song đó, Sở Y tế cũng vận động các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm vaccine phòng bệnh sởi để bảo vệ cho trẻ khi trẻ chưa đủ tuổi được tiêm chủng.

Sức khỏe

Lồng ghép, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt Đoàn, các hoạt động ngoại khóa
Sức khỏe

Lồng ghép, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt Đoàn, các hoạt động ngoại khóa

Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với học sinh, trường Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Nghệ An (thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) thường xuyên tuyên truyền trong các buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, trong giờ sinh hoạt Đoàn, đồng thời tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa để giáo dục như “trường học nói không với thuốc lá”, nâng cao nhận thức cho học sinh.

Tại sao không nên cho trẻ ăn no vào bữa tối và ăn muộn sau 20 giờ để phòng tránh bệnh tai mũi họng?
Sức khỏe

Tại sao không nên cho trẻ ăn no vào bữa tối và ăn muộn sau 20 giờ để phòng tránh bệnh tai mũi họng?

Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trẻ em rất hay bị ốm nhất là các bệnh lý về Tai Mũi Họng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh chỉ chăm chú đến đơn thuốc kê gì mà không lưu ý đến các yếu tố thuận lợi ảnh hưởng tới quá trình lành bệnh hay khả năng tái phát của bệnh.

Không để thuốc lá thế hệ mới trở thành sản phẩm dẫn dắt người trẻ sử dụng nicotin
Sức khỏe

Không để thuốc lá thế hệ mới trở thành sản phẩm dẫn dắt người trẻ sử dụng nicotin

Mặc dù các sản phẩm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử chưa được cấp phép nhưng số lượng sử dụng các loại thuốc lá thế hệ mới này ngày càng tăng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa ra những cảnh báo về tác hại của các loại thuốc lá mới gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả về y tế công cộng.

Cần có hành lang pháp lý, hành động mạnh mẽ ngăn chặn thuốc lá mới
Sức khỏe

Cần có hành lang pháp lý, hành động mạnh mẽ ngăn chặn thuốc lá mới

Thực hiện Kết luận số 2513/KL-UBXH15 ngày 4.5.2024 của Ủy ban Xã hội tại Phiên giải trình trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, chiều 29.10, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo công bố tác hại của các sản phẩm này với kết quả nghiên cứu “Báo cáo tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, báo cáo của quốc tế và trong nước về tác hại của thuốc lá mới, qua đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn thuốc lá mới”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thẩm mỹ quốc tế Lim A và Vy Anh Beauty Center cung cấp dịch vụ chưa được cấp phép?
Sức khỏe

Bà Rịa – Vũng Tàu: Thẩm mỹ quốc tế Lim A và Vy Anh Beauty Center cung cấp dịch vụ chưa được cấp phép?

Các dịch vụ tiêm giảm béo meso, tiêm PRP căng bóng da hay hóa chất có công dụng tiêm để giảm mỡ cũng như các dịch vụ xâm lấn được cơ sở thẩm mỹ quốc tế Lim A và Vy Anh Beauty Center (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sử dụng thường xuyên để tiêm cho khách hàng.

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững
Xã hội

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

Ngày 28.10, tại Hà Nội, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) với chủ đề “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.

Lai Châu: Chủ động phòng, chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới
Sức khỏe

Lai Châu: Chủ động phòng, chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới

Trước sự xuất hiện và gia tăng của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, ngành y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã và đang chủ động, triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, góp phần xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh và văn minh.