TP. Hồ Chí Minh đề xuất miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh THPT

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT trong và ngoài công lập từ năm học 2025-2026.

1111.jpg
TP. Hồ Chí Minh đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT trong và ngoài công lập từ năm học 2025-2026

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất 3 giải pháp hỗ trợ học phí gồm:

Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng là áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT.

Qua đánh giá, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 8 tỉnh, thành phố thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024-2025 gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc và Yên Bái.

Theo lộ trình miễn giảm học phí tại Nghị định số 81/NĐ-CP, giải pháp giữ nguyên hiện trạng học phí không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.

Giải pháp 2: Ban hành Nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.

Mức hỗ trợ áp dụng cho học sinh THPT đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên được quy định tại Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024-2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.

cc.jpg
TP. Hồ Chí Minh đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi

Giải pháp này được đánh giá không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026. Đồng thời, đây cũng là giải pháp kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội.

Chính sách được ban hành sẽ là món quà thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của TP. Hồ Chí Minh cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, bảo đảm chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP. Hồ Chí Minh là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại thành phố, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.

Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỷ đồng. Việc triển khai chính sách không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.

Giải pháp này có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.

Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực của giải pháp này là khi chính sách được ban hành, thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi đó, trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay do chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố.

Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.

Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.

Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu
Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu

Với đề tài nghiên cứu về công dụng của loài cây Dong riềng đỏ trong chữa bệnh, Phạm Viết Hà Quảng (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã xuất sắc vào top cao tại Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu - InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC).

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ
Giáo dục

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ

Với Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam, học viên cao học và nghiên cứu sinh được miễn học phí, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng cùng nhiều quyền lợi vượt trội khác.

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên
Giáo dục

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm (theo Thông tư 29) trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa vấn đề này vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh
Giáo dục

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh

Bên cạnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành từ 14.2, các địa phương cũng yêu cầu các nhà trường tăng cường các hoạt động câu lạc văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao...; phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lý học sinh trong thời gian không học tập tại trường.

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm
Giáo dục

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm quy định giáo viên phải đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài trường học, đảm bảo tính hợp pháp và quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động dạy thêm. Tuy vậy, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh do các thủ tục phức tạp và thời gian xử lý kéo dài.

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy
Giáo dục

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội cho thấy 78,3% giáo viên và cán bộ sử dụng công nghệ hàng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, bỏ xét tuyển sớm đại học, điểm mới nhất trong thi đánh giá năng lực năm 2025, những lưu ý quan trọng khi xét tuyển vào trường ĐH Ngoại thương năm 2025... là những vấn đề mới nhất trong giáo dục tuần qua.