Tỉnh Hà Tĩnh kết luận nhiều sai phạm trong công tác quản lý tại Di tích quốc gia Đền Chợ Củi

Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ ra nhiều sai phạm, bất cập trong công tác quản lý tại Di tích quốc gia Đền Chợ Củi trong suốt một thời gian dài.

Ngày 7.1.2024 thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa ban hành Kết luận thanh tra số 07KT-UBND về công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích quốc gia Đền Chợ Củi, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân.

Di tích Đền Chợ Củi được công nhận di tích lịch sử, văn hoá cấp quốc gia đã đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của nhân dân cả nước. Quá trình hoạt động, di tích cơ bản đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân các vùng lân cận và du khách cả nước, việc khai thác các hoạt động tại di tích đã tạo việc làm cho một số lao động địa phương và thu nhập cho một số hộ dân sinh sống ở khu vực phụ cận của di tích, đồng thời góp phần vào nguồn thu ngân sách địa phương.

Nhiều sai phạm tại Di tích quốc gia Đền Chợ Củi -0
Di tích quốc gia Đền Chợ Củi. Ảnh: HY

Tuy nhiên, từ sau khi được thành lập và kiện toàn theo từng giai đoạn cho đến nay Ban Quản lý di tích đã không đảm nhận và không thể hiện được vai trò, chức năng nhiệm vụ được giao, công tác quản lý các hoạt động tại di tích vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Theo kết luận, năm 2010 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia Đền Chợ Củi (tỷ lệ 1/500) với diện tích quy hoạch sử dụng đất là 8,44 ha tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa thực hiện việc cắm mốc và không ban hành quy định quản lý nên quy hoạch nêu trên vẫn chưa thực hiện trên thực tế. Điều đó dẫn đến việc cơi nới, vi phạm chỉ giới quy hoạch, chỉ giới giao thông...

Kết luận nêu rõ, từ khi thành lập Ban Quản lý di tích Đền Chợ Củi vào năm 2014 cho đến năm 2023, UBND huyện Nghi Xuân không thực hiện việc gửi hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc huyện Nghi Xuân đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, Ban Quản lý di tích chưa quản lý được số lượng nhân sự tham gia các tổ tại di tích. Cụ thể, tổ nội tự gồm 5 người nhưng thực tế số người làm việc là 24 người; tổ giữ xe gồm 5 người nhưng thực tế số người làm việc là 23 người.Việc phân công nhiệm vụ chưa kịp thời, Ban Quản lý được thành lập năm 2014, nhưng đến năm 2019 mới ban hành văn bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Ban Quản lý di tích không thực hiện đầy đủ việc ký hợp đồng lao động và các chế độ đối với người lao động mà giao khoán cho gia đình "thủ nhang" và tổ giữ xe là không đúng quy định.

Ban Quản lý chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tổ chức thực hiện thu phí trông giữ phương tiện của khách đến làm lễ ở đền, có hiện tượng sử dụng vé ngoài và thu tiền vé sai quy định.

Đặc biệt, Ban Quản lý di tích chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thuộc thẩm quyền dẫn đến chưa tổng hợp báo cáo đầy đủ toàn bộ số tiền thu được từ Khu Di tích Đền Chợ Củi.

Việc thực hiện quy hoạch chi tiết Khu Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia Đền Chợ Củi được phê duyệt tại Quyết định số 3474/QĐ-UBND ngày 30.11.2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh; tuy vậy, đến nay phần lớn các hạng mục công trình chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Sau khi quy hoạch được duyệt, chính quyền địa phương cũng chưa thực hiện việc cắm mốc quy hoạch và ban hành quy định quản lý quy hoạch nên khó khăn trong công tác quản lý, xuất hiện tình trạng xây dựng trái phép trên đất Nhà nước quản lý, vi phạm hành lang bảo vệ sông.

Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tại Ban Quản lý di tích cũng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quy định, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng chưa cập nhật kịp thời các văn bản nên một số văn bản sử dụng làm căn cứ để xây dựng quy chế đã hết hiệu lực, một số nội dung quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng quy định.

Để xảy ra các tồn tại, hạn chế trên trong thời gian dài, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xem xét xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân, Ban Quản lý di tích Đền Chợ Củi và UBND xã Xuân Hồng.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.